28 thg 3, 2016

HỒ XUÂN HƯƠNG

Giới thiệu về Hồ Xuân Hương

Hồ Xuân Hương
        Hồ Xuân Hương sinh ra vào cuối triều Lê (1592-1788), một thời kì đầy những biến loạn xã hội và tai biến. Gần 900 năm đã trôi qua từ khi Ngô Quyền đánh đuổi người Tầu để lập lại nền độc lập cho Việt Nam, dẫu sao đi nữa, trật tự xã hội vẫn theo khuôn mẫu triều đình Trung Hoa và hệ thống quan lại của nó. Đến cuối thời Lê, trật tự xã hội theo Khổng Tử đã thoái hoá và bở vụn. Ở miền Bắc, phe cánh đầy uy quyền của chúa Trịnh đã khống chế vua Lê và triều đình thời đó tại Thăng Long, đồng thời chúa Trịnh tiến hành chiến tranh với nhà Nguyễn, vốn có triều đình tại phía Nam Huế và được hỗ trợ bởi vũ khí Bồ đào nha và quân Pháp do các nhà truyền giáo thuộc địa tuyển mộ. Cuối cùng, sau vài thập kỉ hỗn loạn tàn bạo, vào năm 1771, ba anh em, được biết tới với cái tên Tây Sơn, bắt đầu cuộc nổi dậy nông dân đánh bại chúa Trịnh, vua Lê và nhà Nguyễn, chiếm lấy Thăng Long (Hà Nội), Huế và Sài Gòn, và xây dựng nên một triều đại ngắn ngủi của mình (1788-1802) rồi cũng sớm bị mất vào tay nhà Nguyễn.
        Thời kì sụp đổ xã hội và điêu tàn chiến tranh này, có lẽ không đáng ngạc nhiên, lại cũng là điểm cao trong truyền thống lâu dài về thi ca của Việt Nam. Như Dante nói trong cuốn De vulgari eloquentia, "Các chủ đề chính của thơ ca là tình yêu, đức hạnh và chiến tranh." Tác phẩm thơ vĩ đại của thời kì này - Truyện Kiều nổi tiếng của Nguyễn Du -- đều tràn ngập với niềm khao khát cá nhân, với sự thông cảm cho "số mệnh bạc bẽo," và với việc tìm kiếm cái gì đó vĩnh hằng. Chiến tranh, đói khát và tham nhũng đã không đánh bại được các nhà thơ như Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương, mà lại còn làm sâu sắc hơn công trình của họ.
        Điều lập tức gây ngạc nhiên về văn phong của Hồ Xuân Hương là ở chỗ bà viết về tất cả -- hơn nữa, ở chỗ bà đã nhận được sự hoan nghênh liên tục và ngay lập tức. Sau hết, bà là một người phụ nữ làm thơ theo truyền thống Khổng Tử, đàn ông. Trong khi phụ nữ bao giờ cũng giữ vị trí cao trong xã hội Việt Nam --đôi khi thống lĩnh quân đội, thường thì làm cố vấn cho vua chúa, và bao giờ cũng tham dự vào việc quản lí tài sản -- vài người được tôn làm nhà thơ, có lẽ bởi vì một số người đã được dạy dỗ trong học hành văn chương nghiêm ngặt, điều thường được dạy cho các thanh niên để chuẩn bị cho các kì thi đình với mong ước kiếm được vị trí trong hệ thống quan lại vẫn cai trị tại Việt Nam từ năm 939 sau công nguyên cho mãi tới thế kỉ hai mươi (Khách thăm Hà Nội vẫn còn có thể thấy, trong sân của Văn Miếu, những con rùa đá to lớn cõng trên lưng mình tấm bia khắc tên của những tiến sĩ đã đỗ đạt trong các kì thi đình từ năm 1442 cho tới 1779. Kì thi cuối cùng là trong năm 1919.).
        Điều cũng gây ngạc nhiên là những gì bà đã viết ra. Vào cuối triều Lê, khi địa vị xã hội của phụ nữ đã bị sút giảm hẳn, bà thường đặt câu hỏi về trật tự của mọi việc, nhất là quyền của đàn ông. Chế độ phong kiến hà khắc ở cuối thời Lê đã lấy cuốn Kinh Lễ của Khổng Tử làm sách hướng dẫn chính thống trong đó phụ nữ "khi chưa chồng thì theo cha, khi có chồng theo chồng, và khi goá chồng thì theo con trai." Đã có "bẩy lí do để từ bỏ vợ: 1, nếu cô ấy không có con, 2, nếu cô ấy ngoại tình, 3, nếu cô ấy không tôn kính bố mẹ chồng, 4, nếu cô ấy ngồi lê mách lẻo, 5, nếu cô ấy ăn cắp, 6, nếu cô ấy bị cho là ghen tuông, và 7, nếu cô ấy bị bệnh không thể chữa được.” Làm cho vấn đề còn tồi tệ hơn nữa, các qui tắc hồi môn và lễ cưới đã trở nên tốn kém và phức tạp đến mức vào thời Hồ Xuân Hương, ít phụ nữ thuộc tầng lớp bà lấy được chồng, phần lớn trở thành vợ lẽ (Theo Hoa Bằng, Hồ Xuân Hương, Nhà Thơ Cách Mạng, (Sài gòn: Nhà Xuất Bản Bốn Phương, 1953), trang 100 và 103.). Trong khi thơ của Hồ Xuân Hương công kích vào quyền lực của đàn ông, điều có thể dường như là khá thông thường vào cuối thế kỉ đó với người Mĩ và người phương Tây khác, thì với thời đại của bà điều đó gây chấn động và gây khiếm nhã cá nhân.
        Bên cạnh đó, bà đã chọn viết bằng chữ Nôm— một hệ thống chữ viết biểu thị cho cách nói của người Việt Nam - thay vì dùng chữ Hán, ngôn ngữ của tầng lớp quan lại cao cấp. Việc chọn viết bằng chữ Nôm của bà, như Chaucer đã chọn viết bằng tiếng Anh và Dante chọn viết bằng tiếng Italia, đem lại cho thơ ca của bà một chiều hướng Việt Nam đặc biệt tràn ngập với cách ngôn và thói quen nói chuyện của thường dân (Giới học giả gần đây cũng đã tìm ra những bài thơ cô viết trong chữ Hán. Xem Đào Thái Tôn, Thơ Hồ Xuân Hương (Hà Nội: Nhà Xuất Bản Giáo Dục, 1996). Quả vậy, nhà thơ hiện đại Xuân Diệu đã gọi bà là "Bà chúa thơ Nôm."
        Nhưng, cuối cùng, sự kiện đáng ngạc nhiên nhất là ở chỗ phần lớn hơn trong thơ bà - mỗi bài thơ lại là một kì công về thơ trữ tình theo kiểu Đường luật (luật thi) -- đều mang hai cách hiểu: mỗi bài thơ đều ẩn giấu trong nó một bài thơ khác với nghĩa sắc dục. Trong những bài thơ này chúng ta có thể được giới thiệu quang cảnh về ba mỏm đá, hay cái động đá vôi, hay cảnh dệt cửi hay đánh đu, hay các vật như cái quạt, quả cây, hay thậm chí con ốc nhồi -- nhưng ẩn dấu bên trong gần như tất cả thơ Đường luật tuyệt vời của bà là ý đồ sắc dục, điều tự lộ ra qua việc chơi chữ và mang hình tượng kép. Không nhà thơ nào khác dám làm việc này. Sắc dục, tất nhiên, là chủ đề bị cấm kị trong truyền thống văn học này. Như Hữu Ngọc và những người khác đã chỉ ra, đạo Khổng thậm chí xua đuổi sự khoả thân khỏi nghệ thuật Việt Nam (Hữu Ngọc và Françoise Corrèze, Hồ Xuân Hương, ou le voile déchiré (Hà Nội: Fleuve Rouge, 1984), p. 31.). Với thái độ gợi tình của mình, Hồ Xuân Hương quay sang cái sống động khôn ngoan thông thường trong các bài ca dao và tục ngữ, cái thái độ mà từ ngòi bút văn học của bà có thể được nói một cách chính xác là sự thách thức chứ không phải là bệnh tâm lí sắc dục, như một số người chỉ trích bà đã buộc tội.
        Vậy là, vào lúc cái chết và sự huỷ diệt bày ra, khi mà thế lực cầm quyền mạnh mẽ và không được tôn kính bị trừng trị bởi lưỡi kiếm, thì làm sao nó thoát khỏi sự bất kính, sự khinh bỉ, và sự sỗ sàng thường lệ của nền thơ ca của nó? Câu trả lời nằm ở tài xuất chúng của bà như một nhà thơ và trong sự quí trọng văn hoá tột bực mà người Việt Nam bao giờ cũng đặt vào thơ ca, dù là trong truyền thống thanh cao của giới trí thức hay ca dao truyền miệng của thường dân. Rất giản dị, bà đã tồn tại bởi vì thông minh nhạy cảm trong thơ ca. Khen ai khéo vẽ cảnh tiêu sơ, bà đôi khi viết ra để đáp ứng cho sự ngạc nhiên tự nhiên. Chính sự tinh xảo riêng của bà trong việc sáng tác hai bài thơ một lúc, bài nọ ẩn dưới bài kia, đã lôi cuốn độc giả -- từ người bình dân, người vốn có thể nghe trong thơ của bà tiếng vọng của bài ca dao, tục ngữ của mình, và theo nghĩa làng xóm thông thường, cho tới các viên quan lại triều đình mang nặng Hán văn, người giễu cợt bà trong thơ ca, người đánh giá sự tinh xảo thơ ca của bà, và người đưa bà ra làm cái bảo vệ cho mình(Chẳng hạn như Chiêu Hổ, thích chòng ghẹo cô trong thơ ca, người mà một số học giả (nhưng không phải tất cả) xếp vào loại quan hạng cao như Phạm Đình Hổ.). Việc đùa giỡn bằng lời của bà, cái khôi hài tinh quái của bà, lối nói tự nhiên của bà, niềm khát khao tâm linh của bà, cơn đói tình yêu của bà, và sự giận dữ của bà đối với tệ tham nhũng phải đã là âm hưởng chính.
Cuộc đời và truyền thuyết
          Không còn mấy điều được biết một cách đúng như thật về cuộc đời bà. Những tài liệu thực tế giống như những tài liệu được lưu giữ ở phương Tây vào thời của Shakespeare gần đây mới có ở Việt Nam. Phần lớn tiểu sử của bà đều được suy ra từ thơ ca của bà. Quả thực, cứ cho là thiếu những sự kiện rõ ràng và có những điều thường không đúng về thơ bà, một số độc giả đã biện minh rằng bà chưa bao giờ tồn tại mà chỉ là sự sáng tạo hư cấu của các nho sĩ nào đó, một loại biện luận kiểu Earl of Oxford (kiểu biện luận mà một số học giả cho rằng nhà thơ và nhà viết kịch Edward de Vere thế kỉ 17 (1550-1604) mới là tác giả thực của các vở kịch của Shakespeare. Phần lớn những người nghiên cứu Shakespeare đều không coi đây là điều nghiêm chỉnh.) Nhưng quá nhiều bằng chứng tiểu sử dầy đặc nổi lên từ những bài thơ đó để chứng tỏ điều này là không đúng, cùng với cách nhìn quen thuộc của bà vào mọi thứ và cả loạt những cách chọn từ duy nhất.
        Các học giả nói chung đồng ý bà xuất thân từ gia đình họ Hồ tại làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An ở giữa miền bắc Việt Nam(Về thảo luận đầy đủ xin xem Hoàng Xuân Hãn, “Hồ Xuân Hương với Vịnh Hạ Long,” trong cuốn La Sơn Yên Hồ của ông Tập III (Hà Nội: Nhà Xuất Bản Giáo Dục, 1998), trang 897 và 930.). Họ bất đồng về bố của bà, là nhà nho Hồ Sĩ Danh (1706-1783) hay Hồ Phi Diễn (1703-1786). Mẹ bà, có tên là Hà, là vợ lẽ, tức là vợ thứ hai, hay hầu thiếp, mặc dầu là hầu thiếp đẳng cấp cao. Hồ Xuân Hương có lẽ được sinh ra vào khoảng giữa 1775 và 1780, hoặc ở làng Quỳnh Lưu hoặc làng Khán Xuân, bà được chôn theo bây giờ ở quãng vùng đang phát triển nhà mới ở khu ngoại ô gần Hồ Tây của Hà Nội ngày nay.
        Bà hình như đã được dạy dỗ về văn học cổ điển. Tên của bà, mà có thể có nguồn gốc từ cái làng bà đã lớn lên, có nghĩa là “Hương mùa Xuân”. Giữa năm 1815 và 1818, bà dường như đã nhiều lần tới vãng cảnh Vịnh Hạ Long. Năm 1819, theo giáo sư Nguyễn Huệ Chi thuộc Viện Văn học ở Hà Nội, có một tài liệu chính thức nói tới “hầu thiếp Hồ Xuân Hương,” trong khi một bản thảo khác (“Xuân đường đàm thoại,” 1974) nói tới cuộc trò chuyện vào năm 1869 giữa các nho sĩ tại tỉnh Bắc Ninh, trong đó một trong số họ, tới muộn, nói ông ta “vừa mới tới từ đám tang của Hồ Xuân Hương.” Quả thực, tài liệu tham khảo năm 1819 nói tới Hồ Xuân Hương, đã được ghi trong Hoàng Xuân Hãn (tr. 869), là một phần của bản ghi về việc hành hình chồng bà do ăn hối lộ. Chồng bà, Trần Phúc Hiển, tri phủ Yên Quảng, đã bị hành hình theo lệnh nhà vua. Bản ghi viết "(Kỳ tiểu thiếp XUÂN HƯƠNG năng văn, chính sự. THỜI XƯNG tài nữ. THAM HIỆP thường sử can dự ngoại sự. THỦ DUNG tố kỵ chi.)" (Hoàng Xuân Hãn, tr. 868 – chữ viết hoa là của Hoàng Xuân Hãn)." (Ghi trong ngoặc cũng của Hoàng Xuân Hãn) "Vợ bé ông tên là XUÂN HƯƠNG, giỏi về văn chương và chính trị; bấy giờ nổi tiếng là tài nữ. Quan Tham Hiệp thường sai Nàng dự vào việc quan. Viên án thủ Dung vốn sợ ghét Nàng..." (HXH, p. 869).
          Nhưng có lẽ bà đã chết vào đầu những năm 1820. Vào năm 1842, chúng ta có bài thơ đáng chú ý của em vua Thiệu Trị trong cuộc viếng thăm hoàng gia tới Hà Nội.
Bản Hán Việt
Tịnh đầu liên hoa khai mãn trì
Hoa nô chiết khứ cung thần bì
Thảo hướng Xuân Hương lăng thượng quá
Tuyền đài hữu hận thác xuất ti,
Truỵ phấn, tàn chi thổ nhất oánh
Xuân Hương quy khứ thảo thanh thanh
U hồn biệt để kim như tuý
Cơ độ xuân phong suý bất tình.
Bản dịch của Hoàng Xuân Hãn
Đầu hồ rực rỡ hoa sen,
Sai người xuống hái để lên cúng dàng.
Chớ trèo qua mộ Xuân Hương,
Suối vàng còn giận tơ vương lỡ làng.
Son tàn, phấn rữa, mồ hoang,
Xuân Hương đã khuất, bên đàng cỏ xanh.
U hồn say tít làm thinh,
Gió xuân mấy độ thổi tình không hay.
         Dù các sự kiện của đời bà là bất kì cái gì, một truyền thuyết về ý nghĩa và sự nhất quán văn hoá giầu có đã nổi lên. Truyền thuyết nói rằng cái chết sớm của bố bà đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới gia đình, làm chấm dứt việc học hành của Hồ Xuân Hương và giới hạn cơ hội hôn nhân của bà. Truyền thuyết nói rằng đôi khi bà có mở hiệu trà ở Thăng-Long, tên xưa của Hà Nội. Nổi tiếng về khả năng của mình trong việc ứng khẩu thơ Đường luật, bà thường hay bị các chàng sĩ tử đi thi đình thách đố. Một hôm một chàng sĩ tử và em mình tới cửa hàng của bà và bảo người hầu gái của Hồ Xuân Hương đi mời bà ra. Thay vì đi ra, Hồ Xuân Hương lại gửi ra vài câu thơ để yêu cầu viết thêm cho hoàn chỉnh, nhưng bài thơ lại khó đến mức khi đọc xong, chàng sĩ tử kia choáng váng ngất xỉu. Đây là điều nhục nhã tiềm tàng cho gia đình, nên người em ném anh mình xuống nước rồi lại vớt lên, và rồi thì chàng ta cũng hoàn tất bài thơ và người hầu gái đưa lại cho Hồ Xuân Hương, vẫn ở phía sau quán trà. “Cũng được đấy,” người ta đồn bà nói vậy, và cưới chàng ta, ông phủ Vĩnh Tường tương lai. Cuộc hôn nhân này, nếu người ta chấp nhận những tình cảm đó trong bài “Khóc ông phủ Vĩnh Tường,” là một tình cảm thực, nhưng chỉ kéo dài hai mươi bẩy tháng. Cuộc hôn nhân thứ hai là với một viên quan, người mà bà chế nhạo là “ông Cóc” trong bài điếu văn của mình “Khóc ông Tổng Cóc.” Giống như mẹ mình, Hồ Xuân Hương là vợ lẽ, hay hầu thiếp, một hoàn cảnh mà bà rất phẫn nộ.
        Truyền thuyết cứ thế tiếp tục. Các học giả như Hoàng Xuân Hãn về sau gợi ý rằng, với bằng chứng về niên đại học, thì bà không thể thực tế là vợ ông phủ Vĩnh Tường được, hay đấy là người đàn bà khác, nhưng bà đã nói lên tiếng nói của họ. Những người khác, như Đào Thái Tôn, gợi ý rằng nhiều bài thơ được coi là của bà thì đã do những người khác viết ra, những người đơn giản không dám gắn tên mình vào chúng. Theo cách nhìn này, từ việc thừa nhận ban đầu về bà, Hồ Xuân Hương đã nêu một tiếng nói duy nhất cho những vấn đề vốn bị cấm ngặt phổ biến trong bàn bạc đạo Khổng.
        Dù sự kiện của cuộc đời bà có là gì đi chăng nữa, trong hết bài thơ nọ tới bài thơ kia chúng ta đều nghe thấy việc bà phàn nàn về hôn nhân. Bà có quá tân tiến không, bà tự hỏi trong một bài thơ, có quá trơ trẽn lấy chồng không? Điều bà tìm kiếm, và rõ ràng chẳng tìm thấy, là một cuộc hôn nhân bình đẳng, điều bao hàm cái gì đó hoàn toàn phi thường và phổ biến trong tâm trí người Việt Nam: duyên. Duyên là khái niệm lãng mạn mà người phương Tây gọi là "tình yêu thực sự." Duyên là "tình yêu định mệnh," là mối ràng buộc được tạo ra trên trời mạnh đến mức hai người yêu nhau mà “có” duyên thì có thể trải qua nhiều kiếp hoá thân liên tiếp chừng nào mà họ còn chưa được gắn bó với nhau không tách rời. Không có được điều này, Hồ Xuân Hương phải giải quyết chỗ cư ngụ và dục, nhưng ngay cả điều sau này cũng không tin cậy được, nếu người ta lấy tình cảm tiểu sử từ bài “Lấy chồng chung.”
          Hồ Xuân Hương cũng viết một cách gượng ép về từ bi, đặc biệt theo nghĩa Phật giáo về tình yêu cá nhân và sự hi sinh cho người khác. Giống như phần lớn người Việt Nam, bà chắc là một Phật tử Đại thừa theo A di đà, môn phái mà hình ảnh chính là Phật Tây phương an bình, người ta có thể đi tới đó bằng việc hoàn thiện bản thân mình trong cuộc đời để cho khi chết người ta có thể sống ở Tây phương cực lạc, vẫn được hình dung là cõi giới tâm linh đâu đó bên “phương Tây” theo hướng của Ấn Độ, nơi mà Phật giáo ngụ đầu tiên. Cứ cho là bà không may trong hôn nhân và bà chán ghét cái cảnh “vợ hai”, thì việc đi vào tu hành Phật giáo có thể đã cho bà cả chỗ trú ngụ lẫn sự thực hiện tâm linh. Thay vì vậy, bà lại thấy sự thối nát của các thể chế tôn giáo vào thời mình và bà ném ra những lời nói kháy tinh quái nhất vào giới tăng lữ suy đồi, lười biếng và dễ bị hối lộ. Tại chùa Trấn Quốc, bà “đau đớn” nghĩ tới những anh hùng trong quá khứ của Việt Nam và thấy các sư chỉ như “lũ cạo đầu,” quên đi “món nợ tình” của họ. Tại chùa Quán Sứ, "Chùa các Sứ thần,” bà tới thiền nhưng thấy chỗ ấy vắng teo. Bỏ qua tôn giáo thể chế hoá, nhưng vẫn giữ lấy giới luật Phật giáo, bà đi lang thang vào các vùng quê để tìm chốn đơn độc gợi hứng cho một số bài thơ đầy vẻ trữ tình tâm linh và để lộ lòng từ bi(“Cô ấy đã du hành như một người đàn ông trong một xã hội mà phụ nữ là người ẩn dật,” Hữu Ngọc và Franỗoise Corrốze viết. Vào tháng hai năm 1999, lần theo một số đường du hành của cô, tôi đã ngạc nhiên về khoảng cách và vùng đất gồ ghề mà cô đã gặp phải). "Ai thấy, ai mà chẳng ngẩn ngơ," bà nói trong “Cảnh Thu.” Đâu đó khác, bà tuyên bố rằng cực lạc “là đây, chín rõ mười," và đôi khi chúng ta có thể thấy “Một vũng tang thương nước lộn trời."
Đài Khán Xuân
Êm ái chiều xuân tới Khán đài,
Lâng lâng chẳng bợn chút trần ai.
Ba hồi chiêu mộ chuông gầm sóng,
Một vũng tang thương nước lộn trời,
Bể ái nghìn trùng khôn tát cạn,
Nguồn ân muôn trượng dễ khơi vơi.
Nào nào cực lạc là đâu tá,
Cực lạc là đây chín rõ mười.
Thơ ca
            Trong khi dịch theo nghĩa đen, “đài Khán Xuân” đọc như sau:
Đài Khán Xuân
Êm ái chiều xuân tới Khán đài,
peaceful evening spring go pavilion
Lâng lâng chẳng bợn chút trần ai.
light light not dirty little world dust
Ba hồi chiêu mộ chuông gầm sóng,
three times watch bell tolls waves
Một vũng tang thương nước lộn trời,
one puddle mourning water turned over heaven
Bể ái nghìn trùng khôn tát cạn,
sea love 1,000 immense cannot splash out shallow
Nguồn ân muôn trượng dễ khơi vơi.
Source love 10,000 spans easy all over.
Nào nào cực lạc là đâu tá?
where nirvana is where us?
Cực lạc là đây chín rõ mười.
Nirvana is here, nine out of ten.
        Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn âm thuộc vào hệ Môn-Khmer. (Các dấu quanh nguyên âm chỉ ra “độ cao thấp” của từ, hay thanh. Không có dấu thanh, người đọc Việt Nam thấy văn bản khó đọc được.) Thanh của từ làm cho thơ thành nhạc điệu phức tạp và cách nói ám chỉ, cũng như tính mở của ngôn ngữ đối với thói quen thơ ca từ tiếng Trung Quốc, một ngôn ngữ tương tự về cấu trúc. Với người phương Tây có lẽ đặc tính đáng để ý nhất của tiếng Việt và thơ ca của nó chỉ là khía cạnh thanh của từ.
        Trong tiếng Việt, có sáu thanh tựa âm nhạc hay độ cao thấp. Mọi âm tiết trong ngôn ngữ này đều mang một trong những thanh đó, mỗi thanh lại tạo nên ý nghĩa cho âm tiết đó. (Phần lớn các từ trong tiếng Việt đều là đơn âm.) Chẳng hạn, hình thái /la/ có thể mang sáu nghĩa phân biệt tuỳ theo thanh được dùng:
la: quát tháo (thanh bình cao)
là: là (thanh bình thấp)
lả: mệt mỏi (thanh hồi--xuống-lên)
lã: vô vị (thanh khứ--cao-nghẹt, tắc)
lá: lá cây (thanh thượng--cao-lên)
lạ: kì lạ (thanh hạ--thấp-nghẹt)

Thơ Hồ Xuân Hương (Tiếng Việt)


  1. Cảnh thu:

Thánh thót tầu tiêu mấy hạt mưa,
Khen ai khéo vẽ cảnh tiêu sơ,
Xanh ôm cổ thụ tròn xoe tán,
Trắng xóa tràng giang phẳng lặng tờ.
Bầu dốc giang sơn say chấp rượu.
Túi lưng phong nguyệt nặng vì thơ.
Ơ hay, cánh cũng ưa người nhỉ,
Ai thấy, ai mà chẳng ngẩn ngơ.
Chú thích: Túi thơ do thi sĩ lang thang và tiểu đồng mang theo, thường đựng các mẫu thơ và chữ viết của họ.

  1. Tự tình thơ:

Tiếng gà xao xác gáy trên bom
Oán hận trông ra khắp mọi chòm
Mõ thảm không khua mà cũng cốc
Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om
Trước nghe những tiếng thêm rầu rĩ
Sau giận vì duyên để mõm mòm
Tài tử văn nhân ai đó tá
Thân này đã hẳn chịu già hom.

  1. Mời ăn trầu:

Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi
Này của Xuân Hương mới quệt rồi
Có phải duyên nhau thời thắm lại
Đứng xanh như lá bạc như vôi.
Chú thích: Phần lớn những người ở vùng thôn quê đều nhai trầu, vốn là hỗn hợp của một mẩu vỏ quả cau và lá trầu cuộn lại thành hình trụ mỏng và bôi vào một chút vôị Tác dụng là kích thích nhẹ và gây mơ màng. Tiếp xúc với nước miếng làm cho mồm tràn đầy thứ nước mầu đỏ tươị Việc tổ hợp những yếu tố tự nhiên này và sự biến đổi của chúng thành nước đỏ kích thích có lẽ là nguồn gốc cho cơi trầu là biểu tượng cho hôn nhân và tình yêu chân thực. Theo tục lệ cổ, cô dâu tặng cho chú rể một cơi trầụ Câu thứ ba mang một khái niệm Việt Nam đặc biệt, rằng một người đàn ông và một người đàn bà “có duyên.” Duyên không chỉ có nghĩa là họ hợp với nhau mà có nghĩa là tình yêu của họ thực tế là định mệnh, không tránh khỏi, rằng cuối cùng họ cũng tới với nhau sau tất cả các kiếp sống trước của mình. Về gốc rễ, duyên có nghĩa là “gắn lại” hay “dính với nhau”.

  1. Tự tình:

Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Chén rượu hương đưa, say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế, khuyết chưa tròn.
Xuyên ngang mặt đất, rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con.
Chú thích: Theo nguyên bản, trống canh được nghe thấy qua những vần cần có ở cuối (dồn, non, tròn, hòn, con con) cũng như một số dư âm bên trong (hồng, bóng, xuân, san). Trong câu bốn, bà đang chơi chữ với họ của mình, Hồ, [kí tự Nôm ở đây] một kí tự Nôm có hai phần được tạo ra từ chữ Hán “cổ” ([kí tự Nôm ở đây]) và “nguyệt” : [kí tự Nôm ở đây]). Trong câu áp chót chữ xuân tất nhiên là một phần của tên Hồ Xuân Hương. Trong một bài thơ của Chiêu Hổ đáp lại cho Hồ Xuân Hương, ông ta cũng chơi chữ trên tên cô.
Người cổ lại mang thêm thói nguyệtPhòng xuân còn để lại mùi hương...

  1. Khóc ông phủ Vĩnh–Tường:

Trăm năm ông phủ Vĩnh-Tường ơi
Cái nợ ba sinh đã giả rồi
Chôn chặt văn chương ba thước đất
Ném tung hồ thỉ bốn phương trời
Cán cân tạo hoá rơi đâu mất
Miệng túi tàn khôn thắt chặt rồi
Hai bảy tháng trời là mấy chốc
Trăm năm ông phủ Vĩnh-Tường ơi.
Chú thích: Truyền thuyết về bà nói rằng bà đã yêu vị hôn phu thứ nhất này, viên tuần phủ của vùng Vĩnh Tường. 100 năm là câu nói ước định cho đời người; 27 tháng là tất cả những gì họ có với nhaụ Nhưng Hoàng Xuân Hãn biện minh rằng ông phủ này không thể nào là chồng của bà được. Nợ ba sinh là “món nợ tình phải trả trong ba kiếp (ba hoá thân liên tiếp).” Bài thơ này lấy dạng lời than khóc đám tang.

  1. Khóc ông tổng Cóc:

Chàng Cóc ơi! Chàng Cóc ơi!Thiếp bén duyên chàng có thế thôi.Nòng nọc đứt đuôi từ đấy nhỉNghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi.
Chú thích: Trong nguyên bản, bài thơ này bắt đầu như lời than khóc đám tang của người nông dân, theo kiểu ngày nay người ta vẫn than khóc. Hồ Xuân Hương đang giễu cợt ông chồng chết của mình bằng việc chơi chữ tên ông ta là Cóc. Maurice Durand (L'Oeuvre de la Poétesse Vietnamienne Hồ Xuân Hương [Paris: Adrien-Maisonneuve, 1968], tr. 160) nói rằng câu thứ ba cũng là toàn bộ việc chơi chữ để chỉ ra “mối quan hệ nhục dục không gián đoạn” và gợi ý rằng tất cả những gì họ đã trải qua trong mối quan hệ chồng/hầu thiếp là nhục dục thôị Việc chơi chữ thêm nữa có thể nằm ở dư âm với cóc vàng, câu nói chỉ ai đó giầu có nhưng lại ngu xuẩn. Rõ ràng, đây là một cuộc hôn nhân vụ lợị Durand cũng chú thích một câu thơ dư âm thêm nữa trong tục ngữ:
Thà rằng chết mất thì thôị
Sống còn như cóc bôi vôi lại về.

  1. Tự tình (Chiếc bách):

Chiếc bách buồn về phận nổi nênh,
Giữa dòng ngao ngán nỗi lêng đênh.
Lưng khoang tình nghĩa dường lai láng,
Nửa mạn phong ba luống bập bềnh.
Chèo lái mặc ai lăm đỗ bến,
Giong lèo thây kẻ rắp xuôi ghềnh.
Ấy ai thăm ván cam lòng vậy,
Ngán nỗi ôm đàn những tấp tênh.
Chú thích: Những từ đầu tiên ám chỉ tới một bài thơ cổ, Thuyền Bách, mà theo truyền thuyết Trung Quốc do công chúa Cung-Khương viết sau cái chết của chồng mình, Cung-Bá, hoàng tử nước Vệ, vào triều nhà Chụ Cưỡng lại sự thôi thúc của bố mẹ, công chúa từ chối lấy chồng nữa, chấp nhận số mệnh đơn độc được mô tả ở trên. Con thuyền lênh đênh là một hình tượng cổ truyền cho người phụ nữ bị buộc phải sống một mình. Vậy (câu 7) lặp lại "ở vậy" hay "không bao giờ lấy chồng nữạ" Tuy nhiên qua toàn bộ bài thơ, Hồ Xuân Hương lật nhào cái khuôn mẫu đức hạnh cao cả này bằng việc dùng thuật ngữ con thuyền và việc chèo thuyền với nghĩa kép, tục gợi ý ra các hành động khác.

  1. Bánh trôi:

Thân em thì trắng, phận em tròn,
Bảy nổi ba chìm mấy nước non.
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
Chú thích: Bánh trôi nước là viên bánh tròn làm bằng gạo nếp có chút ít đường bên trong –thường có hình giống như trứng chim - với bột đậu đỏ ở giữạ Bài thơ này do người phụ nữ nói rạ Nhưng bên cạnh việc nói về số mệnh người phụ nữ, câu 2 cũng gợi ý đến số mệnh thay đổi của quốc gia với nước non, cụm từ dành cho “quốc gia”.

  1. Lấy chồng chung:

Chém cha cái kiếp lấy chồng chung
Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng
Năm thì mười họa chăng hay chớ
Một tháng đôi lần có cũng không
Cố bám ăn xôi xôi lại hỏng
Cầm bằng làm mướn mướn không công
Thân này ví biết dường này nhỉ
Thà trước thôi đành ở vậy xong.
Chú thích: Hồ Xuân Hương, giống như mẹ mình, là vợ lẽ, hầu thiếp, hay vợ haị Theo truyền thống, phụ nữ Việt Nam nắm quyền kinh tế và chính trị đáng kể, nhưng quãng năm 1800 thân phận phụ nữ đã bị suy đồi như bản thân quốc gia Việt Nam bắt đầu sụp đổ dưới những sức ép nội địa và ngoại bang. Nhiều phụ nữ chỉ có thể chọn giữa tranh đấu đơn độc hay trở thành hầu thiếp, liều đến nhân phẩm trong bài thơ nàỵ Trong khi đó đàn ông lại có thể có nhiều vợ. Vua được phép có 126 vợ trong sáu loại khác nhau, trong khi thậm chí một sĩ tử cũng có thể có “năm thê bẩy thiếp.” Xem Hoa Bằng, Hồ Xuân Hương, Nhà Thơ Cách Mạng (Saigon: Bốn Phương, 1950), tr. 106. Chém cha là lời rủạ Năm thì mười hoạ là cách diễn đạt dân gian.

  1. Quả mít:

Thân em như quả mít trên câyDa nó xù xì, múi nó dầy.Quân tử có yêu thì đóng cọc,Xin đừng mân mó, nhựa ra taỵ
Chú thích: Quả mít to, có mùi thơm có thể dấm cho chín bằng việc lấy que chọc vào nó.

  1. Vịnh ốc nhồi:

Bác mẹ sinh ra phận ốc nhồiĐêm ngày lăn lóc đám cỏ hôi,Quân tử có thương thì bóc yếmXin đừng ngó ngoáy lỗ trôn tôi.
Chú thích: Ốc nhồi, sống trong ao và ruộng lúa, được coi là không thoải mái và bẩn thỉụ Bóc yếm trong câu ba có nghĩa “lột vảy ra,” là việc chơi chữ với từ vảy ốc và từ đồng âm của nó, một loại nịt vú phụ nữ thời Hồ Xuân Hương vẫn mặc.

  1. Vịnh hàng ở Thanh:

Đứng chéo trông theo cảnh hắt hiu
Đường đi thiên thẹo quán cheo leo
Lợp lều mái cỏ gianh xơ xác
Xo kẽ kèo tre đốt khẳng khiu
Ba gạc cây xanh hình uốn éo
Một dòng nước biếc cỏ leo teo
Thú vui quên cả niềm lo cũ
Kìa cái diều ai nó lộn lèo.
Chú thích: Trong câu cuối, lộn lèo “dây buộc diều bị xoắn lại” gợi ý cách nói lái khá quen thuộc: lẹo lồn, trong đó việc đảo thanh tạo ra từ mang nghĩa tục.

  1. Cợt ông Chiêu – Hổ:

Anh đồ tỉnh anh đồ say
Sao anh ghẹo nguyệt giữa ban ngày
Này này chị bảo cho mà biết
Chỗ ấy hang hùm chớ mó tay.
Chú thích: Cợt ông Chiêu Hổ & Ông Chiêu Hổ hoạ. Chiêu-Hổ có thể là một trong những bút danh của Phạm Đình Hổ (1768-1839), một trong những người có học thức nhất của thời đó, người lên cao trên đỉnh danh dự dưới triều vua Minh Mạng (1820-1840). Từ tương đương của Hồ Xuân Hương để giễu cợt văn học nhân vật nổi danh đó có lẽ đã tạo ra sự bảo vệ cho quan điểm không chính thống của bà. Hổ—một phần của bút danh của Phạm Đình Hổ cũng như tên chính của ông –có nghĩa là “con hổ.” Xem Hoa Bằng, Hồ Xuân Hương, Nhà Thơ Cách Mạng, Chương 3, (Saigon: Nhà Xuất Bản Bốn Phương, 1953), pp. 27-33. Những người khác chống lại sự đồng nhất nàỵ

  1. Ông Chiêu – Hổ hoạ:

Này ông tỉnh này ông sayNày ông ghẹo nguyệt giữa ban ngàyHang hùm ví bẵng không ai móSao có hùm con bỗng tuột tay.
Chú thích: Cợt ông Chiêu Hổ & Ông Chiêu Hổ hoạ. Chiêu-Hổ có thể là một trong những bút danh của Phạm Đình Hổ (1768-1839), một trong những người có học thức nhất của thời đó, người lên cao trên đỉnh danh dự dưới triều vua Minh Mạng (1820-1840). Từ tương đương của Hồ Xuân Hương để giễu cợt văn học nhân vật nổi danh đó có lẽ đã tạo ra sự bảo vệ cho quan điểm không chính thống của bà. Hổ—một phần của bút danh của Phạm Đình Hổ cũng như tên chính của ông –có nghĩa là “con hổ.” Xem Hoa Bằng, Hồ Xuân Hương, Nhà Thơ Cách Mạng, Chương 3, (Saigon: Nhà Xuất Bản Bốn Phương, 1953), pp. 27-33. Những người khác chống lại sự đồng nhất nàỵ

  1. Đèo Ba Dội:

Một đèo, một đèo, lại một đèo,
Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo.
Cửa son đỏ loét tùm hum nóc,
Hòn đá xanh rì lún phún rêu.
Lắt lẻo cành thông cơn gió thốc,
Đầm đìa lá liễu giọt sương gieo.
Hiền nhân, quân tử ai mà chẳng...
Mỏi gối, chồn chân vẫn muốn trèo.
Chú thích: Maurice Durand (L'Oeuvrẹ..trang 13) chú giải rằng dãy núi này gần như chắc chắn là Đèo Tam-Điệp ở giữa miền Bắc Việt Nam, nơi núi là đá vôi và mang mầu đen đen nhưng, ông ấy bổ sung một cách hồn nhiên, "l'on n'a pas de grotte avec une grande ouverture" - “Người ta không có hang động với cửa hang lớn.” Trong khi cảnh vật thực tế có thể gợi ý ra bài thơ này cho Hồ Xuân Hương (cũng như "Hang Cắc Cớ"), thì những đường nét đặc biệt, cây thông và cây liễu lay động hàm chứa cảnh tình dục nữạ Cây thông theo truyền thống đại diện cho đàn ông; cây liễu cho đàn bà ./.

-------------------------------------------------------------------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét