Làm
thế nào để thành người lương thiện, trung thực, cao quý? – Có 3 cách, đáng tiếc
không ai biết những cách đó là gì.
(O.
Welles)
CA SĨ: HANETSU MIKU, 16 tuổi, cao
1,55m, là một nhân vật được tổng hợp bằng đồ họa 3D của công ty Orypton Future
Media và công nghệ tổng hợp giọng hát của công ty Yamaha. Ca sĩ này đã làm hàng
trăm cuộc trình diễn từ năm 2007 đến nay, từ video đến diễn trên sân khấu lớn,
làm say mê hàng triệu khán giả trên thế giới.
Trong các
chương trình diễn live dài gần hai giờ rưỡi, “cô” ca sĩ này đã nhảy múa không mệt
mỏi, với trang phục mới mẻ, như có phép thuật, khiến khán giả như điên dại. Giọng
ca của Hanetsu Miku được lấy từ mẫu giọng của ca sĩ Saki Fujita, vốn là một giọng
ca ăn khách – Trong ngày diễn đầu tiên của Hanetsu Miku, số dĩa nhạc của “cô”
đã bán hết sạch, thu 700.000USD, làm các hãng dĩa ở Nhật sửng sốt.
(Thanh
Mai, Giác ngộ, 19/11/2009)
THỊT RỪNG: Nay
dân đi săn có thủ thuật làm cho thịt tươi lâu. Họ đi rừng nhiều ngày (lắm khi
10 ngày). Săn được thú họ bơm thuốc vào, (chưa rõ thuốc gì – Có người nói đây
là Kali Nitrate (KNO3), còn gọi là muối diêm, là hóa chất có tính
sát khuẩn, giữ màu đỏ hồng cho thịt), rồi chôn xuống đất. Xong, lại săn tiếp,
được 5 – 7 con mới về.
Con thú được
bơm (hoặc tẩm) thuốc, chôn xuống đất mấy ngày, khi moi lên vẫn còn tươi, cắt tiết
huyết chảy ra như mới săn được… Thợ săn quảy số thú đó về phố, bán cho mấy nhà
hàng. Thịt vô tủ lạnh, rồi ra nằm trên mâm trên bàn, chẳng ai biết gì.
(Thanh niên – TN – 14/3/2012, trang
8).
TỔNG
ĐỐC: Quân Pháp bao vây, tấn công thành Hà Nội. Tổng đốc Hoàng Diệu
và quân lính cố thủ, giữ thành. Đến lúc núng thế, sắp thất thủ, ông quyên sinh
(dưới gốc đa, cạnh võ miếu, ngày 25/4/1882 – 57 tuổi) vì không muốn để giặc bắt.
Theo lệnh vua Tự
Đức, linh cữu tổng đốc Hoàng Diệu được đưa về quê… Từ Hà Nội đến Quảng Nam,
đoàn đưa tang đi non một tháng – Lúc đoàn về đến làng, hai bà vợ của ông đang
NHỔ CỎ LÚA ngoài đồng.
(Lời bàn của người chọn: Từ Hà Nội về Quảng
Nam mà đi non một tháng. Vợ tổng đốc mà nhổ cỏ lúa – Hãy hình dung, thời đó người
ta sống thế nào).
PELE: Pele (sinh năm 1940) bắt đầu
chơi cho CLB Santos khi mới 15 tuổi, qua 16 tuổi đã vào đội tuyển quốc gia
(Brazil). Trong đời cầu thủ bóng đá ông giành được danh hiệu vô địch thế giới 3
lần: năm 1958 tại Thụy Điển, năm 1962 tại Chi Lê, năm 1970 tại Mexico.
Tổng cộng, Pele
đá 1.363 trận, ghi được 1.281 bàn thắng – Có 92 trận ông ghi 3 bàn (mỗi trận).
30 trận ghi 4 bàn. 6 trận ghi 5 bàn. – Hai lần Pele được xếp vào danh sách đội
tuyển tiêu biểu của thế giới.
(Hoài
Đông, Tin chiều, 18/9/2004)
ẤM NO: Trong các quán bar, những người
nông dân Ireland uống bia, chơi bida và ca hát đến một giờ sáng. Trời ở đây rất
lạ, chỉ thực sự tối lúc 11 giờ đêm. Mùa đông thì tối sớm hơn một chút. Nhưng điều
ấy đối với người dân ở đây chẳng quan trọng gì. Họ làm và chơi đến khi nào buồn
ngủ thì ngủ, đến khi nào muốn thức dậy thì thức dậy. Họ sống nhàn nhã với công
việc, với thi ca, với âm nhạc và với thiên nhiên. – Ở đây không có trộm cắp và
không bao giờ cần khóa cửa, gia súc nuôi cứ thả trên đồng suốt tháng này năm nọ,
xe hơi cứ để ngoài đường.
Thực sự, người
dân Ireland không phải quá giàu. Họ là dân một nước phát triển ở mức trung
bình, nhưng họ đã sống như thế – Ở đây không có say rượu, không có đánh cãi chửi
nhau, không họp hành kiểm điểm, và họ được quyền tin những gì họ tin, yêu những
gì họ yêu… Mấy hôm trước tôi đến đọc thơ ở thành phố Sligo. Tại phòng họp của
trung tâm văn hóa nghệ thuật, nơi tôi đọc thơ, có treo bức tranh lớn vẽ con bò
sữa. Đối với người dân vùng đó thì con bò là biểu tượng của ấm no và nhân hậu.
Con bò gần gũi, cần thiết với người Ireland từ xa xưa đến giờ. Đó không phải là
biểu tượng của tín ngưỡng, nó chỉ là tình yêu. Họ yêu con bò, và họ cho rằng họ
có quyền đặt con bò lên nơi trang trọng.
(Nguyễn
Quang Thiều, An ninh thế giới – ANTG – cuối tháng,
số 23, 7/2003, tr.7)
GIÁP
THÌN: Một cơn bão lớn đổ bộ vào Huế lúc 8 giờ 10 phút, sáng
11/9/1904 (tức 2/8 Giáp Thìn). Nó chỉ quét qua TP. Huế 15 phút nhưng đã xô 8 nhịp
cầu Trường Tiền đổ xuống sông Hương, làm sập chợ Đông Ba, (mới xây xong hai
tháng), khiến 173 người chết.
(Đăng
Khoa, Dân luận, 3/7/2003)
BIẾT TRƯỚC: Trong chuyến bay New York –
Genève, ngày 3/9/1998, tất cả hành khách và phi hành đoàn đều tử nạn khi máy
bay rơi xuống thành phố Halifax của Canada – Vận động viên quần vợt nổi tiếng
thế giới Mark Rosset (người Thụy Sĩ) đáng lẽ đã đi chuyến bay đó, nhưng đến giờ
cuối anh thay đổi ý định vì cảm thấy không an tâm. Sau tai nạn, Mark như được sống
lại, anh tâm sự: “Giờ đây đối với tôi, mỗi ngày là một món quà quý giá của thượng
đế ban cho”.
Trong những
năm đầu thập niên 1950, các nhà khoa học đã thực hiện nhiều công trình nghiên cứu
về giác quan thứ sáu của con người, họ phát hiện ra một điều thú vị: trong những
chuyến tàu gặp tai nạn có rất ít hành khách, ít đến mức kỳ lạ so với bình thường.
Như vậy có nghĩa là, do cảm thấy mối nguy hiểm đang tới gần nên nhiều người
trong số hành khách đã từ bỏ ý định đi chuyến tàu đó. Qua tìm hiểu, những người
bỏ chuyến đi cho biết: họ quyết định thay đổi kế hoạch vì bỗng nhiên lo lắng, hồi
hộp vô cớ, ruột gan bứt rứt không yên.
(Văn Nhân, ANTG. 11/3/1999, tr.25)
TÂY NINH: Năm 2003, hai nông dân Trần
Quốc Hải, Lê Văn Danh đã mày mò chế tạo được một chiếc trực thăng.
Trải qua một
thời gian khá dài thử nghiệm và xin phép bay, gặp nhiều trở ngại nhưng hai ông
Hai Lúa vẫn bền chí, không nản – Dù chưa được bay chính thức, nhưng vụ chế tạo
này đã gây được tiếng vang ở trong và ngoài nước. Một bộ phim ghi lại quá trình
ra đời của máy bay nông dân đã được chiếu tại cuộc triển lãm nghệ thuật châu Á
– Thái Bình Dương (ở Úc).
Ngày
23/1/2007, nếu không có gì thay đổi, chiếc trực thăng sẽ được bay thử tại ấp 2,
xã Suối Dây, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh.
Được biết,
chiếc máy bay này chế tạo 7 năm mới xong. Nó nặng 900 kg và hao tốn nhiều nhiên
liệu (khi bay). Tuy nhiên, cuộc bay thử (bay chui, tại Suối Ngô) diễn ra tốt đẹp.
Cục cưng nhấc mình khỏi mặt đất được 6 mét.
Trần Quốc Hải
(tác giả chính) sinh năm 1960. Trước, anh học trường Đại học Thể dục thể thao,
nhưng niềm đam mê lớn của anh là máy bay. Tốt nghiệp đại học, Hải đi dạy 5 năm
rồi bỏ về quê mở xưởng cơ khí chế tạo máy nông nghiệp.
(Thái
Thiện, Việt Báo 25/1/2007 – vnexpress.net 10/10/2006)
(Chú thích: Các phóng viên tới thăm hai anh
Hải, Danh đều ngạc nhiên, cái xưởng nhỏ ấy đúng là nơi sửa chữa máy cày, máy tuốt
lúa, chẳng có nét nào dính dáng đến máy bay).
MA: Chuyện ma ở Anh. Người Anh thích
nói chuyện ma. Nhiều nơi ở Anh có ma.
Những người
ngủ đêm trong lâu đài Dalhousie (Edinburgh) thường thấy cô con gái út của bá tước
Earl. Năm 1690 cô bé này bị bố nhốt vào gác chuông, không cho ăn uống, chết
đói, vì tội yêu cậu bé chăn ngựa. Từ đó đến nay hồn cô bé vẫn còn vất vưởng
trong lâu dài Dalhousie – Tại Newmarket, người ta có thể gặp lại Fred Archer.
Ông này là tay đua ngựa nổi tiếng. Vào năm 1886, trước cái chết (vì hậu sản) của
vợ, Archer đau buồn, tuyệt vọng, đã tự tử bằng súng, lúc mới 29 tuổi. Hơn trăm
năm qua, vào những đêm tối trời, thỉnh thoảng người ta lại thấy Archer phi ngựa
trên sân đua – Catherine Howard là vợ thứ 5 của vua Henry Đệ Bát. Ông vua này vốn
tính đa nghi, cả ghen. Năm 1542 nhà vua ghép cô vợ trẻ vào tội chết, bị chặt đầu,
vì thiếu đoan trang (ngoại tình), Catherine mới 20 tuổi. Mấy trăm năm nay người
ta vẫn còn nghe tiếng hét lanh lảnh của Catherine vang trong lối đi của tòa lâu
đài tăm tối.
(Lê Quang, Thể thao văn hóa –
TTVH – 6/6/2003, tr.31)
SÀI GÒN ĐẸP LẮM: Chiều 16/6/2011, một
người đàn ông đi xe máy gặp cướp tại vòng xoay ngã năm An Dương Vương (Sài
Gòn).
Hai tên cướp chở
nhau trên xe máy. Tên ngồi sau giật chiếc túi xách của người đàn ông. Không giằng
được túi xách, hai tên cướp tẩu thoát bỏ lại nạn nhân với chiếc túi rách toạc,
tiền bay tung tóe ra đường. Những người ở quanh đó và nhiều người đi đường đã dừng
xe, chạy đến, thay vì đuổi cướp hoặc cứu giúp người gặp nạn, họ đã xông vào
hôi của – và số tiền rơi ra đường đã biến mất chỉ sau ba phút, trước ánh mắt bất
lực của nạn nhân.
(quechoa.info 19/6/2011).
(Lời bàn: Thử đọc mẩu tin nhỏ sau đây, rồi
ngẫm nghĩ, không cần bàn luận câu nào: “Ở Nhật, nếu đi tàu mà bạn vô tình quên
túi (trong đó có tiền, máy ảnh, điện thoại di động v.v…) trên tàu, bạn chỉ cần
báo cho nhân viên nhà ga. Sau đó họ sẽ gọi điện nhắn bạn đến nhận, vì thông thường
là họ sẽ tìm thấy đồ bạn để quên, do không có ai đụng đến nó cả”).
NÉM GIÀY: Tối 8/8/2010, khi diễn
thuyết tại Birmingham (Anh), tổng thống Pakistan, Asif Ali Zardari bị một người
đàn ông khoảng 60 tuổi ném giày (ném hai cú, không trúng) – Còn nhớ, hồi tháng
12/2008, tại Baghdad, một phóng viên truyền hình Iraq đã ném giày vào tổng thống
Bush (con). Sau đó, tháng 2/2009, Martin Jahnke, 27 tuổi, sinh viên Đức (học tại
Anh) đã ném giày vào thủ tướng TQ Ôn Gia Bảo (không trúng), khi ông này nói
chuyện ở đại học Cambridge (Anh). – Nhân ngày Quốc tế Nhân quyền, ông Mã Anh Cửu
(tổng thống Đài Loan) đến đài tưởng niệm nhân quyền Jinmei ở Đài Bắc để dự lễ. Tại đó có một đoàn biểu tình chờ đón ông Mã.
Những người này đã ném giày, túi xách vào ông Mã khi ông lên phát biểu. Họ đòi chính quyền thả
cựu tổng thống Trần Thủy Biển, người đang nằm trong tù với mức án 19 năm vì tội
tham nhũng… Còn may, các vệ sĩ đã bắt được số giày, túi ném ra, không để chúng
bay trúng ông Mã.
(Quang Ngộ - blog Bồ Đề, 11/12/2012)
MONG MANH: Trong 9 tháng đầu năm 2010,
Trung Quốc có 1,3 triệu cặp vợ chồng ly hôn, trong đó Tứ Xuyên đứng đầu với hơn
102.000 cặp… Người ta cho rằng trận động đất dữ dội ngày 12-5-2008 (mạnh 8 độ
richter khiến hơn 69.000 người chết, 18 ngàn người mất tích), là nguyên nhân
chính làm cho các vụ ly hôn tăng vọt… Nhiều người nghĩ rằng, cuộc sống thật NGẮN
NGỦI và MONG MANH. Vì thế họ cố gắng tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn nhất
theo từng ngày. Họ thấy chuyện vợ chồng, chức tước, tiền bạc, tài sản bỗng trở nên nhỏ bé, không còn quan trọng
như trước kia họ nghĩ.
(Kiều
Khanh, Yonhap, 9/11/2010)
CHIM: YVES ROSSY, 51 tuổi, Thụy Sĩ,
cựu phi công, từ lâu mơ ước được bay như chim. Ngày 5-11-2010, Rossy nhảy ra khỏi
khinh khí cầu (gần hồ Genève) ở độ cao 2.400m. Sau đó ông khởi động 4 động cơ
trên đôi cánh phản lực, rồi bay hai vòng hình chữ U, sau đó bung dù đáp xuống đất…
Rossy đã tiến hành vô số thử nghiệm để bay. Đôi cánh bay lần này làm từ sợi
carbon, 4 động cơ mua của hãng Jet Cat, Đức, tổng chi phí: 285.000 USD. (Từ 1930
đến 1961 đã có 72 người thiệt mạng do thử nghiệm bay (lắp cánh vào cơ thể để
bay… như chim).
(Hữu Hoa, blog Tri thức, 6/11/2010)
THẦN KỲ: José Arigo không phải bác sĩ
nhưng được gọi là “nhà phẫu thuật kỳ bí của Brazil”. Ông sống ở thị trấn
Congonhas do Camfo.
Vào lúc 7
giờ sáng, khi cửa nhà Arigo vừa mở, đã có một dãy 200 người xếp hàng rồng rắn đứng
đợi sẵn – Arigo áp dụng một kiểu chữa trị bệnh rất nhanh và rất kinh dị: ông ấn
người bệnh vào tường, lấy con dao thường dùng (không phải dao mổ) đâm họ, rồi
lau nó trên áo blouse sau khi mổ xong. Ấy thế mà chẳng ai đau đớn, sợ hãi cả,
và những vết mổ liền miệng nhanh chóng (chỉ vài ngày sau đó)… Arigo khám bệnh
cũng khác đời: ông liếc nhìn bệnh nhân một cái, chẳng nói gì, biên ngay một toa
thuốc. Những thuốc ông kê toa đều của các nhãn hiệu thuốc hàng đầu, dùng với liều
lượng lớn và cách phối hợp (cách uống) rất kỳ lạ so với kiến thức y khoa cơ bản
– Một bản thống kê cho thấy, trong 2 thập niên 1950, 1960 Arigo đã chữa cho gần
nửa triệu người. Đặc biệt, ông không nhận tiền bạc hay quà cáp của người bệnh.
Arigo trở
thành anh hùng dân tộc của Brazil, không ngày nào báo chí không đăng tải về những
ca phẫu thuật thần kỳ của ông. Tuy nhiên, do không có văn bằng y khoa nên ông
cũng gặp nhiều rắc rối pháp lý, nhiều lần bị bắt giam, có lần phải ngồi tù 7
tháng.
(PV.
NA số 271, 21/3/2002, tr.25)
ĐỨNG ĐƯỜNG: Đức nổi
tiếng ở châu Âu về hiện đại và quyền con người. Nước này cũng chiếm số 1 châu
Âu về “tiệc sex, du lịch sex” với quy mô lớn. Gái đứng đường xuất hiện ở Đức từ
thời trung cổ.
Mới đây, thành
phố Bonn đã ra quy định mới, những cô gái đứng đường sẽ phải trả thuế hàng đêm.
Theo đó, thành phố sẽ đặt hàng loạt máy thu tiền tự động, dành cho gái mại dâm
mua vé hành nghề với giá 6 euro mỗi đêm. Lâu nay những người làm trong nhà thổ
và phòng tắm hơi phải trả thuế, nhưng gái đứng đường thì chưa… Thuế mại dâm
mang lại cho chính phủ chừng 300 ngàn euro mỗi năm – Ước tính, hiện nay có hơn
200 ngàn người (gồm cả nam giới) làm nghề đứng đường ở Đức.
(Kim
Cang, Bangkok Post, 10/10/2008)
VẪN CÒN: “Khi đám đông tín đồ ra về,
ngôi chùa quạnh hiu, nhưng vẫn còn nhiều: còn các tượng Phật. Khi tuổi trẻ hoa
mộng qua đi, người ta ngẩn ngơ, chao đảo, nhưng vẫn còn nhiều: còn sự tiếc nuối.
Sau nhiều năm nồng ấm, đến một lúc nào đó đôi tình nhân quay lưng lại với nhau,
ngỡ như chẳng còn gì, thế mà vẫn còn nhiều: còn những phút giây dịu ngọt trong
chiêm bao”.
(Lời bàn: Đọc mấy câu này thấy nó văn hoa,
mượt mà, ta dễ nghĩ đây là danh ngôn, nhưng không phải: nó được một bà già mù chữ,
ở Sri Lanka, nói ra).
NHẬT BẢN: Trong khi gặp thảm cảnh động
đất (9 độ richter, 11/3/2011) và sóng
thần, người ta thấy dân Nhật là những người vững vàng, đáng khâm phục. “Không thấy cảnh cướp bóc,
chen lấn, xô đẩy nơi mua thức ăn hay trong ga tàu điện ngầm đang tắc nghẽn. Mọi
người xử sự rất bình tĩnh. Giá cả thực
phẩm không tăng… (Người Nhật) lặng lẽ
xếp hàng nhận những nắm cơm trắng.
Trong những nơi trú ẩn, lánh nạn, vẫn sạch sẽ, ngăn nắp, không hỗn loạn.”.
(Phong
Thảo, lưu học sinh – Vietnamnet, 16/3/2011)
OETZI: Ngày 19/9/1991, cặp vợ chồng du
khách người Đức Helmut và Erika Simon phát hiện ra một xác người nguyên thủy.
Xác này nằm trong một hố băng ở thung lũng Oetz, trên dãy núi Alps, ở độ cao
3.200m so với mực nước biển.
Đó là “người
băng Oetzi”, cao 1,59m, sinh sống trên dãy Alps cách đây 5.300 năm. Có điều kỳ
lạ, là mọi bộ phận trong cơ thể của Oetzi đều còn nguyên vẹn, trừ một vài hư hại
nhỏ ở vùng mông bên trái.
Lúc được
tìm thấy, Oetzi đi đôi giày da dê, áo lông làm bằng da nai được khâu vá vụng về,
khoác ngoài là một áo choàng bằng cỏ bện, đội một chiếc mũ lông, mang một túi đựng
tên và một chiếc rìu bằng đồng – Từ năm 1998, Oetzi được đem ra trưng bày tại một
viện bảo tàng ở Bolzano (nước Áo) trong một quan tài thủy tinh có nhiệt độ -6oC
và độ ẩm không khí 98%. Bảo tàng này nhanh chóng trở thành điểm du lịch hấp dẫn,
mỗi năm thu hút hàng vạn khách.
(Minh
Bích, TTVH, 7/11/2003, tr.32)
CÓ ĐẦU ÓC: Chính phủ Trung Quốc (TQ) đã
trả lại quyền quản lý ruộng đất, vốn nằm trong tay chính quyền trung ương, về
cho 750 triệu nông dân. Họ có quyền sống và canh tác trên mảnh đất họ được giao
lĩnh canh trong thời hạn 50 năm, cũng như được bán sản phẩm họ làm ra trên thị
trường tự do. Thu nhập của nông dân từ đó phụ thuộc vào lao động của họ, và điều
này đã trở thành động cơ chính thúc đẩy sản xuất nông nghiệp TQ thời gian qua.
Kết quả, đến đầu thập niên 80, TQ đã bảo đảm được việc tự cung cấp lương thực.
Trong vòng 10 năm, từ 1978 đến 1988, thu nhập bình quân theo đầu người ở các
vùng nông nghiệp đã tăng gấp bốn lần. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp nông thôn
được mở rộng, khuyến khích, tạo việc làm cho 92 triệu người, trở thành nhân tố
phát triển nhanh của kinh tế TQ.
(Hà Bái, Sài Gòn mới,
25/8/1991, tr.4)
(Lời bàn: Thiên hạ khen: lo cho 1,3 tỉ cái mồm
ăn no đã khó, lại còn lớn mạnh, là giỏi. Vì sao giỏi? Vì trong đầu chúng nó có
óc.)
Sài
Gòn áo lụa
Ngỡ
ngàng nắm lấy bàn tay
Người
xưa nay đã khác ngày xưa xa
Sài Gòn áo lụa hôm qua
Chỉ
là một giấc mơ hoa ngọt ngào
Mùa mưa – sân cũ – trúc đào
Mười
năm thương nhớ tình đầu dở dang
Chẳng còn thu tím, lá vàng
Cho
nên áo lụa Sài Gòn nhạt phai
Thôi thì cứ nắm bàn tay
Dẫu
người xưa đã khác ngày xưa xa.
LINH PHƯƠNG
NĂM ĐỨA BÉ: Sáng sớm hôm qua,
10/7/1970, một vụ án mạng lớn được phát giác tại hẻm 64, đường Hai Bà Trưng, Quận
3.
Có 6 người
chết trong căn nhà số 348/54/22E của chị TTM. Chị M (44 tuổi) chính là chủ căn
nhà này, và cũng là thủ phạm gây ra những cái chết oan khiên – Qua nhận định
ban đầu của cảnh sát, và theo nội dung lá thư tuyệt mệnh của chị M, chị M giết
5 đứa con nhỏ rồi tự sát (uống thuốc rầy) vì sự vô lương tâm của người chồng xấu
xa, bội bạc.
Chồng chị
M là NHK đã bỏ nhà cửa, vợ con, ôm một số tiền lớn, trốn theo người tình trẻ
cách đây hơn hai tháng. Chị M chán đời, không thiết sống, và chị giết lũ con (bằng
cách dìm chúng vào thùng nước), vì không muốn chúng sống bơ vơ, khổ sở trên đời…
Đám con chị, 5 đứa, có cùng một tên: Vân, đứa này cách đứa kia một tuổi – đứa lớn
nhất, Hồng Vân, 9 tuổi, bé út là Thanh Vân 5 tuổi.
(N.Long, Tin Sáng 11/7/1970, tr.1).
NGÃ
LĂN: Nửa thế kỷ qua ta đã thấy: nhiều người
tài giỏi, làm được nhiều việc sáng giá, ai cũng nghĩ họ có thể lên cao, tiến
xa, nhưng đột nhiên họ dừng lại, ngã lăn quay như bù nhìn rơm. – Những mối tình
xứng đôi, đẹp không thể đẹp hơn, tưởng có thể kéo dài trăm năm như những lời
chúc lành ta thường nghe trong các đám cưới, nhưng bỗng chúng tan rã, mau như
những tiếng vỗ tay. Đó là biển dâu, lịch sử, tiến hóa. Điều cần biết: đâu là
tiến hóa, đâu là thoái hóa, ai là ma ai là sư – và phân biệt được cái lăng và
cái ống cống.
(Thạc
Sĩ, Blog taotau, 06/3/2009)
IRAN: Nhà văn Hồ Anh Thái nói, ở Iran
đời sống khá bình yên. Xe hơi để ngoài đường suốt đêm không bị vặt gương vặt đèn hay cào xước. Đi chợ, ta có thể mua đồ rồi
bỏ đâu đó, sau quay lại lấy, không bị
ai lấy mất. Nhìn chung, người ta có cái nghiêm túc của đức tin, có thể diện để
mà giữ sạch cho mình và cho xã hội – Do tinh thần Hồi Giáo nghiêm khắc, hầu như dân Iran không bia rượu, có chăng là loại bia không cồn, nhưng cũng hiếm khi
dùng. Iran có nhiều tiệm ăn nhưng không
có quán rượu. Nhiều nhà hát, rạp chiếu phim nhưng không có vũ trường. Thanh niên thích hoạt động dã ngoại, đến với
thiên nhiên: thể thao, leo núi, trượt tuyết, cắm trại… và đến nhà hát.
(Kim Cương, Kinh tế TT, 26/6/2011, tr.9).
11
TUỔI: Phạm Thanh Ngọc quê ở Tam Bố, Di Linh, Lâm Đồng thông minh đặc
biệt. Mới 11 tuổi, chưa học qua lớp 1, (từ 5 tuổi, em được cha mẹ dạy ở nhà),
nhưng em đã giải được toán lớp 12. (Trình độ tổng quát, tất cả các môn khác, học
lực em tương đương lớp 5)… Ban giám hiệu trường quốc tế BVIS (Sài Gòn) đã cấp
cho Ngọc một học bổng trị giá hơn 2 tỉ đồng, để em học 7 năm tại trường này.
THUỐC
BỔ: Đài truyền hình Hàn Quốc SBS vừa phát một phóng sự nói về một
loại thực phẩm chức năng (như thuốc bổ) của Trung
Quốc đang bày bán rộng rãi ở Hàn. Họ nói loại thuốc này chế biến từ thi thể
hài nhi – Trước đó, đoàn phóng viên của SBS đã tới Trung Quốc, tìm được bệnh viện bán
thi thể hài nhi, và ghi lại hình ảnh quá trình sản xuất thuốc… Bệnh viện
trên bảo quản thi thể của hài nhi trong tủ lạnh, sau đó đưa vào lò vi sóng sấy
khô rồi đem nghiền nhỏ, chế biến thành nguyên liệu cho các viên nang của loại
thuốc mà họ quảng cáo là “bổ dưỡng và tăng cường sinh lực”! – Các nhà khoa học Hàn Quốc tìm thấy và trích ra được các mẫu
móng tay, tóc trong viên nang, và xác định được giới tính của đứa bé!
(Gia Bảo,
HM Blog, 12/11/2007)
THI ĐẸP: Suốt 10 tuần lễ mùa hè này
(2009), 190 mỹ nhân của vương quốc Hồi giáo Saudi sẽ dự tranh một cuộc thi sắc
đẹp được gọi là “Hoa hậu đức hạnh”. Tuy nhiên, các thiếu nữ này sẽ không được
chấm điểm dựa trên sắc vóc tự nhiên. Thay vào đó, ban giám khảo sẽ soi rọi những
khía cạnh đạo đức của thí sinh, như lòng mộ đạo (Hồi), niềm thảo kính dành cho
cha mẹ.
Vương quốc
Saudi cũng thường tổ chức những cuộc thi sắc đẹp, đúng nghĩa sắc đẹp, cho dê và
lạc đà. Tiêu chuẩn chấm thi cho mỹ nữ lạc đà là mắt to, lông mi dài, cổ cao.
(Công
Dung, Tin sớm, 10/6/2006)
TẾ TRỜI: Bọn lục khanh, lấy cớ hạn hán,
dâng sớ nói: “Từ tháng 12 năm ngoái tới nay, trong kinh và ngoài các trấn, trời
nắng chang chang không mưa, khí tiết rất trái hòa. Hoàng thượng ta một lòng
kính sợ, 5 tối thắp hương, lại sai bộ thần và quan địa phương đến các đền
thiêng, lòng thành cầu đảo, mới được mưa nhỏ, rồi lại hạn hán khô khan. Bọn thần
đêm ngày lo nghĩ: cái lỗi nắng mãi không biết bởi đâu. Trộm xét, năm trước có
loạn, binh dân mắc phải súng đạn rất nhiều, cùng các tỉnh nhân có loạn giết hại
lẫn nhau, người vô tội bị oan uổng, phách lạc không chỗ nương tựa, hồn tàn
không yên, thường thường oan mãi, không làm tai họa sao được. Đồng Khánh năm đầu,
đã chuẩn cho tế một tuần ở kinh thành – Còn như ơn của nước, ban của kho ra,
chưa được thấm nhuần, xin xuống dụ cho phủ Thừa Thiên và các tỉnh từ Thanh Hóa
trở vào nam, tỉnh lớn cho chi tiền 300 quan, tỉnh nhỏ 200 quan, mua sắm lễ phẩm
và áo mã, chọn nơi sạch sẽ lập đàn tế trời, để cứu vớt những oan hồn chìm đắm”.
(Lời bàn: Đọc đoạn văn ngắn này để nhớ lại lối
nghĩ, cách viết của người xưa, trước đây 130 năm… Thử hình dung, thời đó con
người sống thế nào – Đại Nam thực lục, đệ lục kỷ, quyển 10).
LIẾM GHẾ: Cô giáo Ngọc Lan dạy tiếng
Anh ở trường PTCS Liêm Hòa, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Sáng nọ, bước vào lớp,
cô Lan thấy chiếc ghế mình ngồi bị học trò vẽ viết bậy bạ, lem luốc bẩn thỉu –
Đây không phải lần đầu. Cô nổi giận, quát mắng, dùng nhiều cách để tìm thủ phạm,
không bỏ qua, nhưng cả lớp im thin thít.
Rồi cô Ngọc Lan
nghĩ ra một cách trừng phạt lạ: cả lớp phải liếm ghế, liếm cho sạch những vết bẩn…
Chuyện thoạt nghe có vẻ chẳng to tát gì, nhưng sau đó nổ ra như quả bom tấn.
Tóm lược một số
ý kiến của công chúng: “Chuyện cô giáo Ngọc Lan bắt học trò liếm ghế làm tôi
đau lòng. Ghế thầy cô ngồi bị học trò vẽ bậy là chuyện thường thấy ở bất kỳ trường
nào, thời nào. Và thầy cô thường giải quyết việc này bằng nhiều cách, chủ yếu
là chỉ ra cho các em thấy đó là điều không nên làm, hỗn láo… Truy tìm thủ phạm
ráo riết để làm gì? Để giáo dục hay để trả thù? Việc bắt cả lớp lên liếm ghế là
cách trả thù man rợ, một hành động ngược đãi trẻ em, đó không phải là cách làm
của một người nhân hậu”.
(PV.ANTG
cuối tháng, số 22 – 6/2003, tr.32)
LES: J. SIGURDARDOTTIR nhậm chức thủ tướng
Iceland ngày 1/2/2009. Bà sinh năm 1942, tốt nghiệp đại học thương mại năm
1960; thời trẻ làm chiêu đãi viên hàng không nhiều năm; sau đó làm bộ trưởng,
phó chủ tịch quốc hội; năm 2009 có tên trong danh sách 100 phụ nữ nổi tiếng thế
giới… Điểm nổi bật của bà này: có 2 đời chồng, đời trước sinh được 2 con trai.
Cuộc hôn nhân thứ hai là với MỘT PHỤ NỮ (là nhà báo), họ cưới nhau (hợp pháp)
ngày 27/6/2010.
(Duy
Hải, Blog thudo, 8/10/2010)
KHÓ HIỂU: Hàng triệu trẻ em Trung Quốc
(TQ) bị điếc vì dùng kháng sinh quá liều, đặc biệt là Streptomycin. Người ta
không hiểu vì sao các bác sĩ TQ thích kê toa để bệnh nhân mua kháng sinh, kể cả
những ca không cần thiết, (mỗi năm TQ có chừng 200 ngàn người chết vì sốc kháng
sinh). Theo kiểm tra mới đây, có 80% đơn thuốc kháng sinh ở TQ là không cần thiết
(10/2010).
(Viên
Giác, Nhân đạo, 14/4/2011)
66
NĂM SAU: Hồi đệ nhị thế chiến, Đức Quốc xã chiếm đóng Đan Mạch 5 năm (1940
– 1945).
Mới đây, một cựu quân nhân Đức Quốc xã
đã gởi trả cho Đan Mạch một chiếc máy ảnh (hiệu Agfa Isolette) mà ông ta lấy cắp
trước đây 66 năm – Bên cạnh chiếc máy ảnh có một lá thư. Đại ý, thư viết: “Vật
này đã làm cho lương tâm tôi ray rứt trong sáu mươi năm qua, và tôi luôn thấy
buồn mỗi khi nhìn nó. Tôi rất mong nhận được sự thứ lỗi của người mất máy”. Bưu
phẩm này từ Đức gởi tới Đan Mạch, không đề tên người gởi.
(Lê Hiếu – blog Quechoa, 10/3/2009)
EM
Năm xưa lên tỉnh về làng
Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi
Bây giờ quần trễ, rốn lồi
Khổ tôi, khổ cả bố tôi đang thiền.
BẢO
SINH
MACAU:
STANLEY HO (sinh 1921) được
coi là vua cờ bạc ở đặc khu Macau (Ma
Cao). Ông mở ra ngành “công nghiệp” giải trí – chủ lực là cờ bạc – năm 1961, với
số vốn ban đầu 410.000USD. Nay (9-2010) “vua” HO có trong tay tài sản ước độ 7 tỉ USD. “Vua” có 4 vợ 17 con (11 nữ, 6
nam)… Mỗi năm cờ bạc mang về cho Ma Cao chừng 2 tỉ USD. Ngoài đỏ đen, ông Ho
còn kinh doanh các lĩnh vực tàu biển, hàng không, sân golf, quán bar, đua ngựa.
(Quý Nho – blog chotroi, 17/6/2002)
ẤN
ĐỘ:
Ấn còn những vùng rất nghèo, còn một số đông dân chúng có đời sống chưa cao
nhưng đâu đâu cũng thấy người dân sống trong TỰ DO HẠNH PHÚC. Vì họ có một nhà
nước dân chủ trung thực để tin cẩn và một tôn giáo lớn đầy nhân bản để gởi gắm
phần hồn… Tôi đã đi qua những làng quê nghèo của Ấn Độ, thấy những nông dân Ấn
còn đi chân đất, lưng trống, đầu trần nhưng nét mặt họ vẫn ngời lên rạng rỡ.
(H.N.
Chênh, quechoa.info 10/10/2011)
NHẤT:
Sa mạc Lut (Iran) là nơi có nhiệt độ
nóng nhất trên trái đất: 71oC. Diện tích sa mạc này: 480km2
– Làng Oymyakon của nước cộng hòa Sakha (Nga) có 800 dân, là nơi lạnh nhất thế
giới. Ngày 26/1/1926 nhiệt độ ở đây hạ xuống đến -71,2oC.
TRÚNG
MÁNH: Lúc 20 giờ 45, ngày 28/12/2011, trên quốc lộ 1A, đoạn qua xã
Cẩm Thành, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh), một xe tải chở trái cây đã lật nhào, vì mất
lái do tránh người đi đường.
Chỉ chờ có vậy,
nhiều người (dân địa phương) đã ào đến tranh nhau hôi của – xe tải này do tài xế
Dương Chí Hiếu điều khiển – Xe chở 13 tấn trái cây (cam, bưởi). Anh Hiếu bị
thương nặng được đưa đi cấp cứu. Tài xế phụ Huỳnh Công Tôn ở lại giữ hàng,
nhưng một mình anh không thể cản được số người đến cướp của. Chỉ chốc lát họ đã
khuân đi 30 thùng trái cây, (mỗi thùng chứa 60kg bưởi, cam)… Anh Tôn phải mướn
một toán thanh niên trông giữ hàng suốt đêm, với giá 12 triệu đồng.
(Kh. Trình – Người lao động online,
29/12/2011).
LẠ:
“Nổ
mỏ than, 29 người thiệt mạng”:
Một vụ nổ khí
gas đã xảy ra tại mỏ than ở tỉnh Hồ Nam,
miền nam Trung Quốc, khiến 29 người
thiệt mạng. Theo Tân Hoa xã, 6 công nhân mỏ hiện đang được điều trị tại bệnh viện
sau khi được cứu từ mỏ than XIALIUCHONG, do chính quyền thành phố HENGYANG quản
lý.
Mỏ than ở TQ
gây chết người NHIỀU NHẤT THẾ GIỚI về
tai nạn mỏ than.
Năm 2010, có
2.433 người chết trong các vụ tai nạn HẦM MỎ ở TQ, năm 2009 con số đó là 2.631
người.
PHÙ
THỦY: Vào thế kỷ 16, tại châu Âu, mỗi làng đều có một phù thủy nam và một
phù thủy nữ. Họ sống ngoài lề của cộng đồng. Người ta biết họ, sợ họ, khinh rẻ
họ. Ban đêm thôn xóm vắng hoe. Tiếng chó sủa hòa với tiếng rú của chó sói từ xa
vẳng lại, nghe vừa thê lương vừa rùng rợn. Phố phường sau giờ giới nghiêm không
còn một bóng người.
Vua Pháp Charles IX lên ngôi năm 16 tuổi.
Thời bấy giờ, phù thủy, những kẻ mối lái (ma cô), và gái ăn sương (gái điếm)
đông như ruồi nhặng. Nhà vua muốn quét sạch những thứ rác rưởi ấy, trước tiên
là bọn phù thủy. Từ đó, hàng trăm hàng ngàn cuộc giết chóc xảy ra, khắp nơi – Tại
Paris, người ta treo cổ một người mù bị kết tội là phù thủy sau khi hắn đã khai
tên hơn 100 đồng bọn cùng tham dự lễ hội với hắn tại tổng đàn ở Besancon. Tại
Lyon, lãnh chúa Adrian de Fer đích thân chỉ huy vụ hỏa thiêu hơn 20 nam nữ phù
thủy. Trên giàn hỏa số người đó vừa nhảy múa vừa hô vang khẩu hiệu “Satan muôn
năm”. Tại Avignon, các phù thủy không bị đưa lên giàn hỏa, mà bị giam cầm, bị bỏ
đói, đến nổi phải ăn cỏ, rồi chết dần mòn. Riêng lãnh chúa Doguet đã ném vào lửa
đỏ 600 con ma sói và 600 phù thủy!
Các cuộc tàn sát đã diễn ra không chút
nương tay. Hơn 2 triệu người bị cho là phù thủy ở châu Âu đã bị thiêu sống. Mãi
tới đầu thế kỷ 17 thảm kịch phù thủy mới chấm dứt.
(Phan
Nghị, Kiến thức NN 10/12/2002. Tr. 65 –
68)
GIÀU:
Một sòng bạc lớn vừa bị triệt phá. Chủ sòng là Dương Anh Đức (48 tuổi, ở thị xã
Từ Sơn, Bắc Ninh).
Hàng ngày sòng bạc mở 2 ca, thu hút cả
trăm người. Khách chơi là dân Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên… Ai muốn được vào cửa
phải nộp trên dưới một triệu đồng. Người ta nói, khi đến đây con bạc thường
mang theo từ 70 đến trăm triệu đồng – Để bảo mật, các con bạc tụ tập tại một điểm
hẹn, khi đông đủ trùm Đức cho xe đưa họ đến sòng.
Lúc 13 giờ 20, ngày 29/11/2012, 200 cảnh
sát đã ập vào bao vây nhà nghỉ Tuấn Sơn ở phố Chùa Dận. Lúc này 105 con bạc
đang chơi xóc dĩa trong một phòng trên tầng 4. Trùm Đức và hơn trăm người bị bắt
giữ. Tiền tang vật thu được là gần 6 tỷ đồng.
(T.
Thịnh, vnexpress.net 1/12/2012)
TRÍ
ANH: Lê Trí Anh (13 tuổi) đang học lớp 8, nhưng là một học sinh lớp 8 đặc
biệt. Những người quen biết đều thấy cậu bé này có một sức học dữ dội.
Bằng con đường tự học là chính, Trí Anh
đã biết được nhiều sinh ngữ (Anh, Pháp, Đức), giải được hết các bộ đề thi toán
vào đại học, thành thạo tin học và vi tính ở trình độ lập trình trung cấp – Từ
ngày thi đỗ phổ thông trung học đến nay, sau gần ba năm thầm lặng học trong điều
kiện thiếu thốn, trình độ của Trí Anh tiếp tục vượt lên. Hiện tại, khi đã giành
được bốn chứng chỉ vi tính (loại ưu) về hệ lập trình, Trí Anh còn nghiên cứu và
giải được nhiều chuyên đề toán cao cấp ở bậc đại học. Sự tiến bộ phi thường của
Trí Anh làm các chuyên viên cao cấp về điện toán sửng sốt.
Các giáo sư tiến sĩ Hoàng Kiểm, Nguyễn
Cang, Đặng Đình Áng nhận định: Lê Trí Anh có tố chất đặc biệt về toán và tin học,
em nhạy bén về tư duy lý luận, phát hiện được nhiều lỗi sai sót của một số giáo
trình cao cấp về toán và tin học, em có thừa khả năng học vượt lớp, vượt cấp.
Gia đình Lê Trí Anh hiện đang ở trong một
căn nhà tăm tối tại chung cư 47/608 Nguyễn Thái Bình, quận 1. Nhà nghèo đến nổi
không có được một bộ bàn ghế tiếp khách. Mỗi khi có khách tới, Trí Anh phải nhường
cái bàn học tí tẹo cho cha mẹ tiếp khách, còn mình lui vào trong bếp để làm
bài.
(Quang Dương, Tin tức, 18/4/1993, tr.7)
(Lời
bàn: Đã 20 năm trôi qua, nay Lê Trí Anh thế nào, làm gì? Em đã bốc lên, vươn
cao, hay cũng dạy học mưu sinh như thần
đồng này, thiên tài kia?) ./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét