Lúc sống trong một năm Thị
không biết bỏ ra một đồng cho vào công việc lễ bái. Bây giờ đưa hắn lên
nằm
trên bệ này chắc hắn không vừa bụng. Trên bệ gạch cao sơn xanh đỏ, vẽ hoa hoè, chói mắt, đặt ngót hơn trăm khung hình người chết. Đủ đàn ông đàn bà, già, trẻ. Hình nào cũng lớn. Các đôi mắt trong hình
đều
như mở to, nhiều khuôn mặt mét tái. Thân nhân các người này đem hình họ đến đây nhờ nhà chùa cho
hưởng chút đỉnh nhan khói hương hoa, nghe đôi
câu kinh, tiếng chuông
mõ,
mong hồn họ thoát được ra khỏi cõi trần u trệ này.
Trong hình Thị mặc chiếc áo trắng cổ hơi rộng, tóc tai chờm bờm.
Thị
nhìn thẳng, miệng hé một tí, mỉm
cười. Không ra cười duyên, cũng chẳng phải cười gượng. Lúc này cái cười ấy bỗng trở
nên
đặc biệt. Quanh
hắn
ai cũng nghiêm, có kẻ còn mím môi nhăn
mặt,
vài cặp mắt còn
trợn dọc như muốn dọa người
xem. Tiềm ngắm hình bạn, nói với cha:
- Được
ngồi chỗ
này y
thích lắm, y cười đó cha. Ông Thần hỏi:
- Ông ta khoảng hai mươi?
- Dạ không, lớn hơn nhiều. Y
chẳng biết buồn rầu lo nghĩ là gì, đùa tối ngày, việc chi cũng đùa được, có lẽ
bởi
thế mà y trẻ.
Chỉ hình
một
ông già không
râu, mắt him híp, ông Thần nói:
- Ông này mới chết, nhà giàu sụ, chỉ có bốn con gái.
- Giàu quá mà sao chết?
Ông Thần nghe không kịp, hỏi lại:
“Hả?”
- Tuổi ấy
chết là vừa. Bọn con không ước mong, và không tính, là mình sẽ sống đến 50 hay
60 tuổi.
Nhiều anh có máu “bi quan” chỉ tính từng ngày thôi. Qua được một ngày, tốt một ngày. Thêm được một năm
thì vui nhận một tuổi. Qua được một ngày, lắm khi… không phải là chuyện dễ. Với
lại, già quá, như ông này, mà
cứ sống coi cũng kỳ!
Ông Thần chép miệng, nuốt nước
miếng:
- Tôi chết được chưa?
- Ấy! Cha khác. Cha còn mạnh lắm.
Tiềm cười, miệng hơi xếch. Chỉ một người mặc áo lính ông Thần cho biết:
- Ông này lính,
chết lâu rồi.
Vợ con ông ta bỏ làng đi, nay không rõ
ở đâu. Tới một chị mặt sáng sủa:
- Chị này không phải lính, mà chết giống lính, bị đạn. Bỏ lại bốn con, một ông chồng, và ông già ruột đã đui.
- Nhiều chết quá. Nhìn mãi đám hình này cha nản không… Thấy chán đời quá. Nhiều nét mặt coi sao méo mó, buồn rầu, cứ
như
là…
- Đừng nói vậy… cầu cho họ sớm được thanh thoát, nhẹ nhàng.
Tiềm đi ra nhà sau, thấy anh Câu ngồi tách bạch trên bộ ván rộng ôm thúng bột, gói bánh. “Mô Phật!” Tiềm chào lớn. Anh
Câu “A!”, mừng:
- Ái dà, cậu Ba nay cũng mô Phật! Về bao
giờ?
- Thế anh định
tu thật đấy hả? Anh giỏi, mới ngó
qua
cứ tưởng là một chị
đàn
bà, lụm cụm, chịu khó.
- Đâu có gì, tui cũng chúa lười. Làm được gì thì làm cho nhà chùa, mong sau này được một tí…ạ… và
tui chỉ làm việc nhẹ,
ở trong mát. Chớ trồng cây, cày bừa, cuốc
đất
thì chịu, chân này
yếu.
Anh cười hoác, vỗ ống chân trái. Sau lưng anh, vẽ một hình lớn, đức Phật ngồi, cây lá, con voi, chim
chóc.
Không rõ cha mình học Phật lúc nào. Ông đã “đạt” đến đâu. Lòng ông lúc này
đang chứa gì, khác xưa
hiều không. Tiềm nghĩ ngợi.
Chỗ này mấy
năm
trước chỉ là một cái am bé xíu, lạnh lẻo, không người coi sóc, giờ thành một ngôi
chùa, đẹp, to lớn. “Bẩm thầy, Bạch thầy” đám đàn ông xộc xệch, các chị đàn bà mũi hiền như đất gọi ông
Thần
như thế. Trước, Tiềm chưa hề nghĩ đến có ngày cha mình trở thành ông thầy tu.
Đằng cuối phòng, có một chiếc tủ dài và cao, Tủ gỗ sơn màu vàng tối, bên trong chất nhiều chồng chén mỏng, tô đĩa lớn, và trong một ngăn chứa nhiều trái thơm, khoai tím, đu đủ còn xanh.
- Chà thơm kia coi ngon dữ.
- Để nấu, còn xanh. Cậu ăn bánh ngọt hay chuối nghe?
Nhà bếp cũng thật rộng, sạch sẽ. Có đến chục cái
lò.
Lu hủ nằm choán đầy một góc.
- Hơi buồn, anh Câu.
Tín nữ đâu cả rồi?
- Vẫn
chỉ có bà Ấn Minh, bà ấy đi phố có chuyện.
Các người khác thì rằm, ba mươi mùng một hay lễ Tết
mới đến.
Tiềm bước vòng vòng quanh bộ ván:
- Thế thì cũng buồn.
- Dạ, buồn chớ, cậu Ba nghĩ xem…
- Tôi định sau này khi đi đã mỏi chân, mắt sắp nhìn thấy cái già, chán hết mọi sự rồi thì cũng về đây
tu…tu… Nhưng buồn thế này tôi ngại… Anh Câu, anh xem cha tôi tu có nết không.
- Thầy? Thầy, con người khác thường… đạo đức
lắm.
Bà Ấn Minh về, theo sau có hai người đàn ông vác cuốc. Hai ông này
chắc đến làm cho chùa, mong xin chút lộc.
- Quí quá, em chẳng khác xưa bao nhiêu.
Tiềm dạ dạ.
- Mợ cũng vậy. Một chút là mợ dường như ốm, ốm hơn xưa.
Tiềm muốn nói “là hơi lư đừ” nhưng tìm tiếng để diễn tả cái lừ đừ ấy không ra. Không lẽ bảo: “Lúc này coi mợ lờ đờ, như người vừa khỏi bệnh.” Bà Ấn Minh trước là người lẫy lừng ở vùng này. Bà giàu có, của
tiền như nước. Làm chủ hảng nước mắm, nước mắm Ấn Minh. Bà khá nổi tiếng, nhờ hiệu mắm này được đem qua bán ở các tỉnh lân cận. Bỗng dưng
bà tu tại nhà, năm sau tới
chùa ở hẳn.
Người ta bảo bà nằm mơ thấy chi đó nên bà tu. Mọi sự bà để lại cho ông chồng. Ông này, trong một năm đem về hai bà vợ bé, lại
thêm tật đánh bạc. Chẳng mấy lúc sự suy sụp hiện ra, xuống thấy rõ. Hảng nước mắm ngưng chảy. Bà Ấn Minh rất dữ, bà còn ở nhà thì các sự thể ấy chẳng khi nào xảy ra. Nhiều người còn nhớ một lần bà đón
đường đánh cô nhân tình của chồng đến què chân, xong còn ôm ta ta thảy xuống sông cho uống nước tới
ngất.
*
Hai người đàn ông ra thẳng sau vườn, bà Ấn Minh ngồi xuống ván, cạnh Câu. Bà moi ra từ chiếc túi lớn của cái áo dài một cộc tiền và một xấp giấy
tờ. Anh Câu khen: “Được, khá quá.” Bà cúi chăm đọc các mảnh giấy, và hỏi:
- Em Tiềm, lâu nay có gì lạ chăng?
- Dạ, thường
thường, trung bình, tôi ấy mà…
Bà cười:
- Sao lại ấy mà, mỗi ngày mỗi tấn phát, ngon lành hơn chớ?
Bà đưa tiền đụng trán anh Câu, cho anh này xem, và cười.
- Cháu có thằng bạn mới chết, nhờ mợ cầu cho nó được …nhẹ nhàng. Nó chẳng có nhà cửa, anh em cha mẹ chi hết. Nó cũng lung tung, tội lỗi ngập tràn, đủ thứ. Mặt
nó đây, cái
hình này, mợ xem.
- Thế à. Mới chết… được, được.
- Hiện giờ, cháu nghĩ là ở nơi nào đó, trên cao hay
dưới thấp, nó đang buồn, đói khổ, vất vưởng. Cháu
thương nó ghê lắm. Cháu tin nó đang khổ, cô độc
thì
khó mà vui, sướng.
Mợ Ấn Minh lại “thế à!” Tiềm nói rõ cho bà nghe, người chết đó khi còn sống rất dễ
mến, hiền hậu, mỗi
tháng “nó” ăn
chay bốn ngày, nó đáng thương. Xin thương nó, nguyện cầu, tụng niệm sao cho nó được vui
sướng ở đời sống bên kia… “Vào chùa mà ta vẫn nói láo” – Tiềm nghĩ thầm – Đành vậy thôi, chẳng lẽ lại khai toẹt Thị
là một đứa không chịu nhớ trên đời ngoài con người còn có trời Phật, thánh
thần. Nó từng nói không rụt rè: “Thần linh, cúng vái với lạy lục chỉ dành riêng cho mấy ông chuyên gặp ông thần thất bại, và cho các
lớp
già lão, sắp chết, mất quyết chí,
hết
biết tự tin.”
- Cháu không ngờ cha cháu hay quá, biết lễ bái, tiết tụng kinh, tin tưởng… có được cái chùa thế này để
ở thích thật… cháu thích vườn cây ở
sân
sau.
- Để tu sao lại để ở.
- Dạ, để
tu. Cao lớn, thoáng khí, sạch mát, khó mà bịnh được. Cha cháu thấy cũng có da thịt, trắng
khỏe
ra.
Bữa kia, trước khi bước vào đây, Tiềm còn mang trong đầu hình ảnh một ông Thần khác, không đẹp.
Ngày đó ông Thần luôn thất bại, ông dính liền với thất bại buồn khổ. Ông từ vợ, từ con, ưa gây gổ nghi ngờ
mọi
người. Tin tức sau chót về ông Tiềm nghe được: Sau khi Tiềm đi một tuần, tức là sau khi bà Thần bỏ
nhà
đi nửa tháng, ông đã bán luôn hai ngôi nhà và miếng đất cuối cùng…
- Cháu còn một anh bạn khác nữa, sắp chết. Chắc phải nhờ cha cháu, và mợ. Nó sẽ không gắng nổi, ai
cũng
nói vậy. Vài ba hôm chi đây rồi cũng chết.
Bà Ấn Minh bỗng cười lớn:
- Cũng lại chẳng có thân thích họ hàng? Nhiều vậy?
Tiềm mở túi áo lấy ra một tấm hình, trao cho bà Ấn Minh. Hình Nghệ, nhỏ bằng hai ngón tay, chụp hắn
đứng
bên một chiếc xe vận tải nhà binh, Nghệ biết là hắn sắp chết. Hắn tỏ ra ít sợ, chỉ áy náy không rõ rồi
phần hồn hắn về
sau
sẽ
phải khổ tới mức nào? Điều chắc chắn là không
được sướng. Liệu hồn
nó chịu nổi
cái
khổ ấy chăng? Trong đời từ bé đến lúc này, nằm trên giường bệnh viện quân đội, Nghệ đã giết trên sáu chục người. “Đóng vai trò này thì phải giết chớ. Không giết mới là có tội”. Nghĩ thế, nhưng rồi hắn lại nghe
trong bụng bứt rứt, lo âu. Vợ Nghệ còn trẻ, sống với hắn nhiều năm không có con, thấy
hắn
sắp chết, thăm
viếng cầm chừng, ngày mỗi một thưa. Cô ta dám trốn, bỏ rơi hắn, giao công việc chôn cất cho bệnh viện
lắm.
Nghệ rầu rĩ: “Anh
làm
được gì cho tôi, Tiềm?”
Tiềm nín. Nghệ
móc bóp lấy tấm hình, đưa bạn, hắn nhai lại ý tưởng cũ:
“Tôi
đã bắn hạ nhiều người. Có sao không… anh biết là tôi cũng hiền, bắn chúng nó nhưng tôi ghét cái hành động… bổn phận thôi. Sao lúc
này
tôi nhớ quá nhiều chuyện,
óc tôi minh mẫn… như thế là sắp chết? Tôi muốn mình mê man, quên
hết,
nói lảm nhảm, và chết phứt đi trong lúc mê. Anh Tiềm…”
Khổ thân mày. Tôi nghĩ:
“Tôi sẽ cầu nguyện cho Nghệ.”
Một
lúc Tiềm hỏi: “Ở chùa nha?”. Nghệ lắc đầu: “Tôi ít vào chùa, hay nhà
thờ, không nhìn
đến hang
động am miếu,
hình tượng… kỳ há?”
“Vậy cầu hồn mày
tại mấy quán nước tiệm kem nghe?” Nghệ nghe được hết, hắn kéo cái miệng xếch qua xếch lại: “Thôi ở chùa cũng được”. Và hắn đùa, đến nước này vẫn còn đùa nổi: “Xưa nay
mình
có biết mặt mũi cái chùa cái miểu ra sao đâu?”…
Bà Ấn Minh ra ngoài. Câu ngồi chăm chỉ vò những
cục bột nhỏ, tròn tròn,
xếp
cắt lá, gói bánh. Bánh có cái ốm dài, có cái tròn,
xếp
riêng ra từng chồng. Tiềm nằm xuống ván, lơ đãng nhìn bức tranh lớn, đức Phật,
cây lá chim muông, và có cả một nền trời ít mây…” Cha xây
được chùa, việc tu hành ngó qua cũng êm đẹp, chỉ có lạ, là mình, mình tin cha có thể làm cho Nghệ,
Thị
an nhàn ở cõi trên. Liệu có được như vậy chăng.
Nay
mình đã đâm ra ngoan, biết tin tưởng?
… Hay, càng lớn con người càng khác, tính tình sinh đằm thắm, chịu suy nghĩ chính chắn? Trước mình chẳng khác bọn Thị mấy. Đứng trước thứ gì cũng cười cợt được, không coi việc chi quan trọng. Hay
chúng nó chết quá mình đâm sợ, nay sợ một ít, mai một ít, hèn nhát từ từ. Sợ có thể khiến người ta hiền, ngoan? Sợ sấm sét thờ thần sấm sét, sợ núi sợ đá thì thờ thần núi thần đá, sợ trời thờ trời. Hóa ra…” Tiềm nghĩ vòng quanh. Đây là một ngôi chùa , mới mẻ, to lớn, và, ông già đã là thầy
trụ trì. Cha đã dư đạo đức, cha khác người thường? Có thể tin cha được?... Làm gì hơn bây
giờ. Cố tập tin như vậy. Tin là Nghệ và Thị
sẽ gặp
toàn cảnh đẹp tươi, sướng thỏa ở trên trời.
Vừa bước xuống bậc thềm ông Thần vừa hỏi:
- Anh ghé đằng chú
Chín
chưa?
- Thưa chưa.
- Chú ấy
vừa trúng mùa dưa, bộn tiền. Nhưng cái con nhỏ… tên con gì nhỉ… cái đứa gái út đấy, nó lại mới sinh thêm một đứa con, lại con vô thừa nhận, chẳng có cha ông gì cả. Nhà chú ấy tội lỗi chi mà lắm…
vậy là
hai
thằng bé không cha. Con
với cháu! Hư hoang nhất xứ.
- Mai con sẽ xuống thăm chơi.
Ông Thần nhìn ra vườn, tay sờ cằm. Tóc ông vừa nhú lên một ít, trông cái đầu phớt đen. Anh Câu vẫn làm việc
của
mình đều đặn.
- Con sẽ hỏi chú Chín có muốn tu không?
- Chú Chín tu à? Chừng nào anh có vợ, có con, rồi con anh lớn đi lấy vợ, sanh con, rồi tất cả đều già… chừng nào gọi là
trên đời không
có
gì hết, vân vân, thì may ra chú ấy mới tu cho.
Tiềm cười. Ông Thần cười – Giờ này mong là Nghệ chưa việc gì, anh
ta còn
chờ
chết. Tội
nghiệp
Nghệ,
quanh hắn những dãy giường bẩn, vàng ố, cái phòng ắp đầy mùi bịnh, những người ngồi gảy gập, nằm mẹp sát như không xương. Hắn phải thu những hình ảnh cuối cùng như thế nào vào mắt… Nếu
vợ
hắn hai tuần
mới ghé thăm một lần, rồi bỏ luôn, nếu hắn cứ nghĩ đến mấy chục mạng đã bị hắn bắn, thì hắn còn tĩnh được đến phút chót chăng – Trước đây
vài
tháng, trong một vùng lầy lội sình sộp, Nghệ giết người lần chót. Hôm đó, địch bị càn đuổi, chạy tán loạn, một số chậm chân đã chui trốn dưới một đường mương nhỏ. Chín
tên. Tình cờ Nghệ thấy
được khi hắn chỉ đứng cách mương lối ba thước. Hắn hoảng hốt la lên, và ria quét năm bảy loạt một lúc xuống nước. Mọi người đến thì đám địch chết cả. Không còn một
mạng. Chín tên ấy chết. Nghệ đứng nói lẩm nhẩm trong
miệng: chết cả rồi, không từ một mống… Trong bản tin đọc buổi sáng,
buổi trưa,
đọc
hoài hàng ngày, người ta nói đến
80 tên địch phơi thây, 50 địch bị hạ, phe ta vừa
chết vừa bị thương 25,
đọc thản nhiên, nhàm tai, buồn bã. Mãi rồi người ta quen, đến nổi quên mất tám mươi là lớn hơn năm mươi, và quên, một hai người chết khác tám mươi người chết thế nào. Mới giết chín tên một lúc là
Nghệ đã mất bình tĩnh… Chín tên, là không phải một
tên. Một hai người nằm chết còn là một hai người, lúc
nhiều quá thì…
- Tới
đầu
tháng nhờ cha cho ông này lên bệ thờ. Ông ta cũng là bạn thân của con, tôi nghiệp lắm… Hết
rồi
đó, con chỉ có hai người bạn thân nhất. Hôm con
đi hắn còn
sống, thoi thóp… Cha
giúp con. Sau cha mẹ, con thương hai thằng đó nhất trên đời.
Tiềm đưa tấm hình nhỏ cho cha. Ông Thần nhìn sát mặt người trong ảnh:
- Cũng trẻ?
- Dạ, cùng
tuổi
với thằng kia.
- A, sao đầu ổng thế này? Ông Thần la
như reo.
- Dạ, đầu nó trọc. Hôm ấy, gặp mối bỡ, mối ở ngoài trận ấy, nó hạ một lúc được đôi ba tên giặc chi đó.
Lúc
về nó nghe … khó chịu trong người, bụng nó cào cào, lạ lạ. Nó liền van vái, khấn hứa chi không rõ, r ồi
cạo
đầu. May mắn nhiều quá đôi
lúc
cũng ngại vậy mà.
Ông Thần à à tỏ ý hiểu.
- Nay con sợ là nó đã chết.
“Nghệ! Còn gì không ngoài nhà thương, băng bó, cô đơn,
hấp
hối, chết!... Khổ thân mày.”
*
Xế chiều, ngủ trưa dậy Tiềm định ra vườn dạo chơi cho tiêu thì giờ. Đi ngang qua phòng cha Tiềm nghe
thấy
tiếng anh Câu nói lớn:
-
Xin thầy xét lại cho tui.
-
Ông
đi ra, xét cái gì. Ông
dư biết làm cái gì tôi cũng đã nghĩ trước
chín
chắn.
- Thưa thầy, tui không có chữ nghĩa, thầy cũng rõ là xưa nay
mọi
chuyện về giấy tờ, tính toán cô Năm đều nắm cả… thề có Phật Trời tôi mà thâm lạm một cắc thì tôi chết ngay.
Tiếng ông Thần chậm rõ, nhỏ nhẹ:
-
Đừng
quấy rầy tôi nữa, ông ra khỏi chùa đi.
-
Thưa thầy, tui biết cô Ấn Minh đã…
-
Bợm
chó, điếm thúi! Mày có chịu
đi ra không?
Ông
Thần bỗng quát lên, giận dữ.
Im
mấy
phút. Tiếng anh Câu run run:
-
Thưa thầy, tui đi ngay nhưng xin thầy cho
tui
nói điều này ra…
-
Tôi
bảo ông là điếm thúi, ông nghe chưa? Tôi không nói
với
điếm.
Anh Câu
đi ra, anh cúi nhìn xuống đất, và khóc. Anh
chạy đến nắm tay Tiềm, nghẹn ngào:
- Oan tui quá, cậu Ba. Tui nào có biết gian xảo, lường gạt ai bao giờ – anh gào lên – cô Ấn Minh cô ấy
bài
bạc, mỗi tuần mua vé số mất bạc ngàn, thâm vào quỉ của chùa, thầy không hiểu
nghi
tui cậy tủ… cha mẹ ơi.
Anh không kêu trời Phật, mà
kêu
cha mẹ. Mặt anh ảm đạm, nước mắt nước mũi nhớp nhếch, Tiềm ra
ngồi trước thềm đá cổng chùa, giờ này nơi đây nhiều gió. Anh Câu
đi nhanh ra đường, tay xách chiếc nón.
Nhớ câu mắng của cha
lúc
nãy: “đồ bợm chó. Điếm thúi”. Tiềm bật cười ./.
1971
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét